agribank-vietnam-airlines

Chuyến thăm Indonesia của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam mang tính chiến lược

Hữu Chiến-Văn Phong
Hữu Chiến-Văn Phong  - 
Theo học giả người Indonesia Veeramalla Anjaiah, chuyến thăm Indonesia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ sâu rộng với Indonesia.
aa
Chuyen tham Indonesia cua Chu tich Quoc hoi VN mang tinh chien luoc hinh anh 1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, học giả người Indonesia Veeramalla Anjaiah khẳng định chuyến thăm chính thức Indonesia và dự Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 44 (AIPA-44) của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa “rất quan trọng và mang tính chiến lược.”

Ông Anjaiah cho rằng chuyến thăm thể hiện rõ sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ với Indonesia, cũng như tinh thần đoàn kết, sự tin cậy giữa lãnh đạo hai nước, sẵn sàng hướng tới hợp tác sâu rộng hơn nữa vì lợi ích của người dân, vì hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á, đồng thời góp phần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan lập pháp Việt Nam và Indonesia.

Nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) này lưu ý rằng chuyến công du Jakarta từ ngày 4-7/8 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ diễn ra vào thời điểm quan trọng khi hai nước kỷ niệm 10 thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược và Indonesia đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023, cũng như chủ trì Đại hội đồng AIPA-44.

Cựu biên tập viên cao cấp của báo Jakarta Post cho biết trong chuyến công du này, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sẽ gặp Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Indonesia (DPR) Puan Maharani để trao đổi về quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước và hợp tác nghị viện giữa hai nghị viện, cũng như tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ hữu nghị Việt Nam-Indonesia, hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Theo ông Anjaiah, Việt Nam và Indonesia có mối quan hệ truyền thống, gắn bó chặt chẽ trong nhiều năm qua. Mối quan hệ ngoại giao được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trên cơ sở nền tảng được hai nhà lãnh đạo lập quốc là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno thiết lập.

Năm 2013, hai nước đã nâng quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược - mốc son quan trọng khẳng định mối quan hệ song phương phát triển lên tầm cao mới, thể hiện sự đoàn kết, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế nổi tiếng này nhắc lại rằng, trong những năm qua, nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam đã đến thăm Indonesia, trong đó có chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2017, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào năm 2021 và năm 2023, chuyến thăm của Chủ tịch nước khi đó Nguyễn Xuân Phúc vào năm 2022.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đến thăm Việt Nam vào năm 2018 để thúc đẩy mối quan hệ song phương.

Thương mại song phương cũng tăng trưởng rất nhanh trong vài năm qua, vượt 14 tỷ USD vào năm 2022. Tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn bày tỏ quan điểm ủng hộ vai trò Chủ tịch ASEAN của Indonesia cũng như các sáng kiến của Jakarta trong các chương trình nghị sự ASEAN, góp phần thúc đẩy hòa bình và phát triển trong khu vực. Việt Nam và Indonesia có cùng lập trường trong giải quyết các thách thức khu vực.

Quan hệ hợp tác Việt Nam-Indonesia ngày càng được củng cố và phát triển, thể hiện qua sự hợp tác toàn diện và đa dạng trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, quốc phòng, khoa học và công nghệ, kinh tế, giáo dục, nghề cá, du lịch.

Trong số đó, du lịch là lĩnh vực hợp tác đầy hứa hẹn trong thời gian tới với nhiều tiềm năng to lớn như dân số quy mô lớn, nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Ngoài ra, còn rất nhiều lĩnh vực tiềm năng mà hai nước có thể khai thác và phát triển trong tương lai.

Đề cập đến hợp tác nghị viện Đông Nam Á, ông Anjaiah đánh giá rằng Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với các sáng kiến, nghị quyết của AIPA trong thời gian qua, cũng như trong các cuộc thảo luận chuyên sâu về các lĩnh vực trọng tâm ưu tiên của AIPA, trong đó có đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Việt Nam cũng luôn là thành viên tích cực, chủ động triển khai các nghị quyết của AIPA.

Ông Anjaiah cho biết AIPA-44, với chủ đề “Nghị viện chủ động thích ứng vì một ASEAN ổn định và thịnh vượng,” dự kiến thông qua 34 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết do Việt Nam đề xuất, tập trung giải quyết các thách thức chính của khu vực và thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên AIPA.

Các văn kiện này thể hiện rõ sự nhiệt tình của Việt Nam trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học và công nghệ, chuyển đổi số và trao quyền cho phụ nữ.

Ông Anjaiah bày tỏ mong muốn rằng, tại Đại hội đồng AIPA-44 sắp tới, Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt, tiên phong đối với các sáng kiến, nghị quyết, trong đó có vấn đề xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy vai trò trung tâm ASEAN trong khu vực, cũng như tăng cường hợp tác nghị viện các nước.

Về vai trò của Việt Nam trong ASEAN, ông Anjaiah cho hay, kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội khu vực này vào năm 1995, ASEAN là một bộ phận không thể tách rời trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam đã khẳng định vai trò quan trọng, thúc đẩy ASEAN ngày càng thể hiện vị thế, vai trò và ảnh hưởng ở khu vực và trên thế giới.

Cùng với Indonesia, cả hai nước đều có những đóng góp to lớn cho ASEAN và cam kết thúc đẩy vai trò của ASEAN trước những thách thức toàn cầu. Cả hai đều có nhận thức tương đồng về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các quy tắc quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982./.

Hữu Chiến-Văn Phong
TTXVN/Vietnam+

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data