agribank-vietnam-airlines

Chủ tịch Quốc hội: Hà Nội cần phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước

Hà An
Hà An  - 
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, HĐND TP Hà Nội cần tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới trong hoạt động, chủ động ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước, trong đó phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố Hà Nội.
aa

Đưa Hà Nội phát triển mạnh hơn, toàn diện hơn, tiêu biểu của cả nước về các mặt

Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội sẽ ban hành nghị quyết về chất vấn để giám sát
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Ngày 9/12, HĐND TP Hà Nội khai mạc kỳ họp thứ 20, để xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền.

Thành phố đã đổi mới thực chất, hiệu quả

Phát biểu tại phiên họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết, 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm tăng tốc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17.

Đây cũng là năm tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị và các chương trình, kế hoạch trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố; đồng thời là năm tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của thủ đô và đất nước.

Bí thư Hà Nội cho hay, trong năm qua, hoạt động của HĐND thành phố tiếp tục có nhiều đổi mới theo hướng sâu sát, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, sát tình hình thực tiễn của thành phố.

Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng theo bà Hoài, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kịp thời quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước và đạt kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

“Năm 2024, thành phố cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội. Trong đó, kinh tế duy trì mức tăng trưởng (dự kiến đạt trên 6,5%), cao hơn so với năm 2023; GRDP bình quân đầu người ước đạt 162,2 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Công tác quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị chuyển biến tích cực; tiến độ lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng được đẩy nhanh; Hạ tầng giao thông đô thị được quan tâm xây dựng đồng bộ, hiện đại; Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh.”- Bí thư Hà Nội thông tin.

Tuy nhiên, bà Hoài cũng nhìn nhận thành phố còn những hạn chế, yếu kém, khó khăn, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với thành phố.

Trong đó, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của thủ đô. Vai trò đầu tàu, động lực phát triển, tăng cường liên kết vùng của thành phố đối với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước chưa rõ nét.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng ngày càng quá tải, tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường vẫn chậm được khắc phục và còn một số hạn chế, yếu kém, điểm nghẽn phát triển cần được tập trung tháo gỡ...

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu HĐND TP Hà Nội tập trung thảo luận, phân tích thấu đáo, chỉ rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy mọi nguồn lực của thành phố, khắc phục những hạn chế, yếu kém, đề xuất các giải pháp để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2025.

Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Kỳ họp của đổi mới, thực chất, hiệu quả

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp lần này của HĐND TP Hà Nội là kỳ họp của khí thế mới, thực chất, hiệu quả.

Đây là kỳ họp tạo đột phá mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân thủ đô, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Quốc hội cho hay, Hà Nội chiếm 1% về diện tích và 8,5% về dân số cả nước, nhưng đóng góp 16% GDP cả nước, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa, Hà Nội chiếm tỷ trọng gần 9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Năm 2023, quy mô GRDP ước đạt 1,3 triệu tỷ đồng, khoảng 55 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 6.350 USD, gấp 1,47 lần bình quân cả nước. Thu ngân sách năm 2024 dự kiến đạt trên 492 nghìn tỷ đồng, thu nội địa chiếm 93,8% tổng thu, tăng trưởng ước đạt khoảng 6,8 - 7%. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, kết quả xây dựng nông thôn mới là dấu ấn nổi bật.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, những thành tựu mà thành phố đạt được là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên tiềm năng, lợi thế của thủ đô chưa được khai thác, phát huy đầy đủ.

Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; năng lực cạnh tranh so với khu vực và thế giới còn thấp.

“Hạ tầng kinh tế, xã hội thủ đô phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, phát triển đô thị, trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường còn bất cập; nhiều dự án lớn chậm được triển khai, gây lãng phí nguồn lực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu trong thời gian tới Hà Nội cần tập trung phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết hiệu quả các dự án chậm triển khai, khai thác tối đa hiệu quả nguồn lực đất đai, đưa các tài nguyên, tiềm năng của thành phố trở thành động lực và nguồn lực phát triển, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội.

Đồng thời, Hà Nội cần xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức và mỗi người dân.

HĐND TP Hà Nội cần tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới trong hoạt động, phải luôn là "hình mẫu tiêu biểu" của HĐND các tỉnh, thành phố trong cả nước.

"Sự bứt phá đi lên của Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với Thủ đô mà tác động rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Hà An

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data