agribank-vietnam-airlines

Chúng ta đang hành chính hóa việc cơ cấu lại nền kinh tế

Tri Nhân
Tri Nhân  - 
Tháng 11/2016, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đặt ra 22 mục tiêu cụ thể và 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
aa
Năm 2020 ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Cơ cấu lại nền kinh tế: Còn nhiều bề bộn
Chúng ta đang hành chính hóa việc cơ cấu lại nền kinh tế
Ảnh minh họa

Có thể làm tốt hơn

Để triển khai các nhiệm vụ này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 27 và 230 văn bản các loại; trong đó có nhiều văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện thể chế và tạo khung pháp lý cho quá trình cơ cấu lại toàn diện nền kinh tế gắn với đổi mới sâu rộng mô hình tăng trưởng, đặc biệt là tập trung xử lý các vấn đề lâu nay còn yếu kém. Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban đã được thành lập.

Nhờ đó việc thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế đã đạt được những kết quả đáng kể, cơ cấu tổng thể nền kinh tế có chuyển dịch tích cực; tăng trưởng kinh tế dần đi vào chiều sâu; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, sức chống chịu của nền kinh tế có cải thiện; nợ công giảm mạnh về mức 55% GDP, vượt cả mục tiêu đặt ra… Bên cạnh đó, đã có sự chuyển biến cả về tư duy, quyết tâm và hành động cụ thể trong công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.

Tuy nhiên việc cơ cấu lại nền kinh tế vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra và theo như những người rất trăn trở với vấn đề này như TS.Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì “chúng ta đã có thể làm được tốt hơn”.

Nhìn vào kết quả cụ thể có thể thấy rõ điều đó. Chẳng hạn như kinh tế tư nhân tuy đã có những sự phát triển mạnh hơn, đã có một số tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư lớn vào những công trình hạ tầng lớn, đầu tư cho sân bay cảng biển, đầu tư vào năng lượng…; nhưng số đông DN vẫn có quy mô khá nhỏ và yếu ớt. Trong khi thị trường các nhân tố sản xuất vẫn chưa phát triển, đặc biệt là thị trường đất đai và lao động.

Đặc biệt, mục tiêu năm 2019 phải hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu 3 lĩnh vực trọng tâm là đầu tư công, DNNN và TCTD, dù đã có những chuyển biến mang tính căn cơ so với giai đoạn trước, nhưng vẫn chưa đạt được. Mục tiêu nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 4 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN-4) cũng không có khả năng hoàn thành…

Các chuyên gia cho rằng, những nhiệm vụ này chưa hoàn thành không những làm giảm thành quả của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, mà còn trở nên khó khăn hơn trong quá trình tiếp tục triển khai thực hiện, đặc biệt trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

TS.Nguyễn Đình Cung cho rằng, 5 năm qua chúng ta đã hành chính hóa việc cơ cấu lại nền kinh tế bằng những quyết định chỉ đạo hành chính, những gì làm được 5 năm qua là kế thừa kết quả và cả cách làm của nhiệm kỳ trước còn thực tế chưa thấy có cách làm mới, phương pháp mới và chính sách mới. Tốc độ cơ cấu lại nền kinh tế chậm dẫn đến mô hình tăng trưởng mặc dù có thay đổi nhưng chưa đáp ứng yêu cầu và chưa bền vững, chưa đạt được tiến bộ mạnh mẽ trong lĩnh vực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Bắt tay vào kinh tế sáng tạo

Nhấn mạnh “cơ cấu lại nền kinh tế phải đi liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng”, TS.Nguyễn Đình Cung lưu ý rằng, tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam đầu tiên là phải giải quyết vấn đề kém hiệu quả của nền kinh tế. Theo ông, điều này trước hết là do phân bổ nguồn lực sai lệch và sử dụng kém hiệu quả. Trong khi kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế chưa xác định rõ trọng tâm cho phù hợp với trình độ phát triển của các địa phương nên chưa khai thác được thế mạnh của từng địa phương và chưa tạo được bước đột phá trong kết quả chung.

Đáng lẽ khu vực đang làm ra tiền và tập trung nhiều dân cư, nhiều DN, thu hút nhiều đầu tư như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và một vài tỉnh nữa cần phải được đầu tư để tận dụng được lợi thế. Thế nhưng, thực tế nguồn thu ngân sách từ các địa phương này lại được điều chuyển về Trung ương khá nhiều, trong khi cơ chế lại thắt lại nên hạ tầng vẫn chưa được đầu tư xứng đáng nên hệ lụy là tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường…

Bên cạnh đó, tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở các địa phương và các vùng miền cũng phải khác nhau chứ không phải cả 63 tỉnh thành phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, dựa trên đổi mới sáng tạo.

Từ thực trạng hiện tại, TS.Nguyễn Đình Cung đề nghị cần sớm có Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế cho giai đoạn 2021-2025 với những giải pháp ở bước phát triển cao hơn và tận dụng được các cơ hội phát triển mới, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, tăng cường khả năng chống chịu với những cú sốc từ bên ngoài. Trong đó tiếp tục lấy ổn định vĩ mô làm trọng, và trọng tâm là hoàn thiện thể chế tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy sáng tạo và phát huy vai trò kiến tạo của nhà nước, tạo cơ hội và điều kiện cho các ứng dụng, sáng tạo công nghệ mới, sản phẩm mới, quy trình mới, cách làm mới, mô hình kinh doanh mới. Đồng thời thay đổi cách phân bổ nguồn lực, hoàn thiện và phát triển đồng bộ các thị trường các nhân tố sản xuất, kết hợp với tận dụng khai thác cơ hội của công nghệ số, khuyến khích đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 cần xác định rõ ràng hơn các trọng tâm, trọng điểm cơ cấu lại nền kinh tế theo ngành, vùng, nhóm địa phương để tận dụng được lợi thế và tập trung nguồn lực, tạo ra những kết quả rõ nét hơn. Tập trung phát huy vai trò đầu tàu trong đổi mới sáng tạo của các thành phố, đô thị lớn đồng thời phát huy thế mạnh của các vùng kinh tế.

Đồng thời tái cơ cấu kinh tế trong những năm tới vừa khắc phục những yếu kém đặc trưng của một nền kinh tế ở giai đoạn thu nhập trung bình thấp, vừa phải bắt tay ngay vào phát triển kinh tế sáng tạo, tích lũy dần năng lực công nghệ, tạo đột phá ở một số lĩnh vực có tiềm năng như công nghệ số để hướng dần nền kinh tế đi vào quỹ đạo của nền kinh tế sáng tạo.

5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu lại nền kinh tế:

- Cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, DNNN và các tổ chức tín dụng;

- Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, khu vực công;

- Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài;

- Hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế;

- Hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường, gồm thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ.

Tri Nhân

Tin liên quan

Tin khác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Sáng 9/4, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Bế giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22

Chiều ngày 31/1/2024, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ bế giảng lớp Cao cấp Lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22, khóa học 2023 - 2024 cho 53 học viên đến từ các Vụ, cục, đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan là Bộ, ngành Trung ương tại Hà Nội.

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2023

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2023 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Sự kiện do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức.

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát gia tăng

Nhu cầu tiêu dùng tăng dịp cuối năm, thị trường xăng dầu còn nhiều bất định vì phụ thuộc diễn biến kinh tế - chính trị trên thế giới, giá điện bình quân vừa tăng thêm 4,5%... là những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng cuối năm. Theo các chuyên gia, tuy lạm phát năm nay vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng các yếu tố trên có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trong năm tới.

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng

Chiều 18/9/2023, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo liên quan đến việc tổ chức hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin ASEAN lần thứ 16 và các hội nghị liên quan (AMRI 16).

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngành

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế đặt ra đối với công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cần tiếp tục quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, cũng như chiến lược phát triển, đòi hỏi mới từ thực tiễn của ngành Ngân hàng

Công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2023

Chủ đề chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm nay là “Kết nối dữ liệu, thúc đẩy thanh toán thông minh”. Hội thảo Quốc gia Ngày không tiền mặt năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16/6 tới đây.

Năm nhiệm vụ trọng tâm triển khai Quy hoạch điện VIII

Ngày 19/5/2023, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023, với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, các Tập đoàn năng lượng (EVN, PVN, TKV) và cơ quan truyền thông.

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 15/5, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Thoibaonganhang.vn trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đánh giá một cách khách quan và toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ đầu nhiệm kỳ đến nay”.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII

Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII (Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ) chính thức khai mạc sáng 15/5 tại Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, Hội nghị diễn ra từ ngày 15-17/5.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data