agribank-vietnam-airlines

Chứng khoán Việt còn nhiều động lực và cơ hội để phát triển

Trần Hương
Trần Hương  - 
Nhìn lại chặng đường 24 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạo ra nhiều giá trị quan trọng góp phần tích cực vào phát triển kinh tế. Ở những giai đoạn thị trường không còn sôi động như hiện tại, mục tiêu cho năm 2025 hay xa hơn là 2030 như Đề án phát triển thị trường tới năm 2030 được Chính phủ phê duyệt vẫn còn nhiều thách thức nhưng thị trường vẫn còn nhiều động lực và cơ hội mới để phát triển...
aa
Ông Bùi Hoàng Hải - Phó Chủ tịch UBCKNN
Ông Bùi Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Vốn hóa thị trường tương đương 300 tỷ USD

Phát biểu tại Tọa đàm “Thị trường chứng khoán Việt Nam: Động lực mới, Cơ hội mới” do báo Đầu tư tổ chức ngày 23/7, ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam có một chặng đường phát triển chưa dài, đến nay mới được 24 năm. So sánh với thị trường trong khu vực, thời gian hình thành và phát triển chỉ bằng 1/4 các thị trường xung quanh như Philippines, Thailand, Malaysia…

Tuy vậy, trong thời gian 24 năm, thị trường chứng khoán nước ta đã có những bước tiến vượt bậc và có thể vươn tới quy mô thị trường khá lớn trong khu vực. Đầu tiên chỉ với 2 cổ phiếu thì tới nay đã có hơn 1.800 cổ phiếu được đăng ký niêm yết giao dịch với mức vốn hóa thị trường lên tới 70% GDP, tương đương 300 tỷ USD. Nếu tính theo vốn hóa thị trường trên thế giới thì vốn hóa thị trường của thị trường chứng khoán Việt Nam không hề thấp, đứng thứ 34 hoặc 35.

Không chỉ thế, thị trường rất sôi động, mức thanh khoản trong năm 2024 luôn gần 1 tỷ USD/phiên, chưa tính đến khối lượng trên thị trường trái phiếu chính phủ (khoảng 8 - 9 nghìn tỷ đồng/phiên) và trái phiếu doanh nghiệp. Do vậy, có thể nói, nếu chỉ tính theo tính thanh khoản, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tự tin là một trong những thị trường sôi động nhất tại Đông Nam Á.

Cũng theo ông Hải, trong 24 năm qua, thị trường chứng khoán đã tạo ra giá trị rất lớn đối với nền kinh tế. Đầu tiên là về công tác cổ phần hóa. Sự ra đời của thị trường chứng khoán đã thúc đẩy mạnh mẽ cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Nếu nhìn trên thị trường, trong số khoảng 1.800 doanh nghiệp đang niêm yết và đăng ký giao dịch thì có đến gần một nửa là các doanh nghiệp có nguồn gốc cổ phần hóa. Thông qua thị trường chứng khoán, đã có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước mở rộng sản xuất, kinh doanh và đem lại rất nhiều giá trị cho nhà đầu tư và nhà nước. Điển hình như REE - doanh nghiệp đầu tiên tham gia thị trường - đã trở thành doanh nghiệp rất lớn.

Ngoài ra, rất nhiều tập đoàn tư nhân đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nếu không có thị trường chứng khoán, chỉ với năng lực nội tại và nguồn vốn ngân hàng thì chúng ta khó có các tập đoàn lớn hiện nay đang niêm yết và có thể có những tập đoàn đứng trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất của Đông Nam Á.

Ý nghĩa lớn hơn là có thị trường chứng khoán thì mới lan toả tinh thần kinh doanh một cách công bằng và minh bạch. Đồng thời hiện nay, với sự khuyến khích của các chính sách, thị trường chứng khoán đang tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo hướng có trách nghiệm hơn với cả xã hội và môi trường thông qua thực hành theo nguyên tắc của ESG, ngày càng đóng góp tốt hơn cho sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế.

Về mục tiêu phát triển thị trường tới 2030, đã có một số tiêu chí chúng ta gần đạt được như tiêu chí về tỷ lệ vốn hóa/GDP, tổng số lượng nhà đầu tư/tổng dân số của Việt Nam… Nếu tính về con số tỷ lệ vốn hóa/GDP, chúng ta đang giảm so với năm 2020, 2021, tuy nhiên nếu tính về mức độ tuyệt đối, mức vốn hóa thị trường đang tăng rất mạnh và chiếm 70% GDP, khoảng 300 tỷ USD, số lượng nhà đầu tư lên tới 9 triệu người và gần đạt với mục tiêu đề ra về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán.

“Khi xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, chúng tôi đặt ra mục tiêu khá tham vọng và không dễ đạt được. Tuy nhiên, điểm chúng tôi nhìn thấy là có nhiều tiềm năng chúng ta có thể đạt được nhưng không dễ đạt được nếu không có sự cố gắng từ cơ quan quản lý, các thành viên thị trường. Chúng tôi tin rằng, với nền tảng vững chắc của kinh tế và chính sách như nâng hạn thị trường, rà soát quy định pháp lý làm sao đảm bảo để tham gia thị trường thuận lợi cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư thì có thể đạt được mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán”, ông Hải cho hay.

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường để thu hút đầu tư

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi không những đem lại nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam, các chủ thể tham gia thị trường nói riêng, mà còn góp phần nâng cao hình ảnh, môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung.

Theo đánh giá, khi được nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút một lượng vốn, thúc đẩy tăng trưởng quy mô và thanh khoản thị trường. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, chỉ tính riêng dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) thì thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thu hút khoảng 25 tỷ USD đến năm 2030.

Ông Bùi Hoàng Hải cho biết, việc thị trường chứng khoán nâng hạng vào năm 2025 là mục tiêu đã được Chính phủ chỉ dạo, đồng thời Thủ tướng Chính Phủ cũng đã có chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp trong phạm vi, chức trách, nhiệm vụ của mình để giải quyết nút thắt gây cản trở cho việc nâng hạng.

Về phía Bộ Tài chính, công tác chuẩn bị không hề trầm lắng mà diễn ra vô cùng sôi động. Hiện nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng các thành viên thị trường như SSI, Techcombank và các ngân hàng lưu ký… đang tích cực xây dựng các giải pháp, chuẩn bị nguồn lực, nhân lực, công nghệ, tài chính… để chuẩn bị cho việc thị trường nâng hạng, cũng như các giải pháp để nâng hạng.

Đến thời điểm hiện tại, tựu chung lại, giải pháp để vượt qua nút thắt lớn nhất là câu chuyện về prefunding (ký quỹ trước khi giao dịch) đã được Bộ Tài chính thực hiện thông qua hoàn thành dự thảo bằng việc sửa 4 thông tư. Theo đó, dự thảo của thông tư này đã được lấy ý kiến của toàn bộ thành viên thị trường, các đối tượng chịu tác động, thậm chí là cả World Bank, các nhà đầu tư nước ngoài… và đã được đăng trên website của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính.

“Vào thứ 6 tuần vừa qua (19/7), Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã hoàn thiện bản dự thảo cuối cùng và đăng trên trang web bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt để nhà đầu tư và các thành viên thị trường có thể thấy được. Nếu có thêm ý kiến đóng góp, bản dự thảo này sẽ còn được chính sửa trước khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trình ký ban hành”, ông Hải cho hay.

Đối với câu chuyện về tỷ lệ sở hữu nước ngoài và quyền tiếp cận bình đẳng thông tin của nhà đầu tư nước ngoài, tại bản dự thảo thông tư mới đăng tải, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có những quy định mang tính chất bắt buộc và có lộ trình. Theo đó, đối với các công ty niêm yết sẽ phải đăng công bố thông tin đồng thời bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt để đảm bảo quyền bình đẳng tiếp cận thông tin đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài thông tin định kỳ và bất thường ra, thông tin về tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng sẽ được đăng song ngữ công khai trên các nền tảng đại chúng.

Về phía bộ, ngành khác, ông Hải cho biết, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước đang tích cực triển các giải pháp có liên quan đến vấn đề như tháo gỡ thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở tài khoản đầu tư vốn gián tiếp và rà soát lại việc công bố đầy đủ danh mục tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các ngành nghề theo hướng công khai.

Trong quá trình tiến hành các giải pháp, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước luôn trao đổi trực tiếp với nhà đầu tư và tổ chức quốc tế. Đến thời điểm hiện tại, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được đánh giá tích cực của các nhà đầu tư có tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam và các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Phần lớn các giải pháp đều đã nhận được sự đồng thuận. Còn những vấn đề đang được trao đổi hầu như liên quan đến tính kỹ thuật, liên quan đến mối quan hệ giữa nhà đầu tư, công ty chứng khoán và ngân hàng lưu ký…

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại thương chiến, thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục hành trình tìm lại điểm cân bằng trong tuần giao dịch từ 14 - 18/4, khi nhiều yếu tố hỗ trợ đang hội tụ.
Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Tím lịm vì... không ai bán

Tím lịm vì... không ai bán

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 10/4 đã chứng kiến một phiên giao dịch mang tính “kỳ lạ” và đầy kịch tính bậc nhất trong lịch sử. Trong khi VN-Index tăng bứt phá tới hơn 74 điểm là mức tăng trong phiên mạnh nhất từ trước đến nay - thì thanh khoản lại chìm sâu ở mức thấp chưa từng có. Cổ phiếu “tím lịm” hàng loạt, nhưng dòng tiền lại... không chảy.
Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Ngày 9/4 đánh dấu một trong những phiên giao dịch bùng nổ nhất trong lịch sử Phố Wall, khi nhà đầu tư trên toàn cầu đồng loạt đổ tiền vào thị trường chứng khoán Mỹ sau thông báo tạm dừng áp thuế của Tổng thống Donald Trump.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data