agribank-vietnam-airlines

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Trong suốt cuộc đời cách mạng phong phú và gian lao, trong sáng và cao đẹp, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đạo đức cách mạng - nền đạo đức mới khác hẳn về chất so với đạo đức của chế độ thực dân phong kiến. Người hết sức chú trọng tổ chức tuyên truyền, chăm lo giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, trong đó có cán bộ, đảng viên ngành Ngân hàng.
aa

Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là nền tảng của người cán bộ cách mạng, cũng giống như gốc của cây, nguồn của sông. Chính vì vậy, chăm lo xây dựng đạo đức cách mạng là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, là yếu tố gốc rễ, nguồn cội nhằm tạo nền tảng vững chắc của mỗi người cách mạng.

chu tich ho chi minh voi viec xay dung dao duc cach mang cua can bo ngan hang
Cán bộ ngân hàng phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không tuyệt đối hoá mặt đạo đức, coi nhẹ mặt tài năng, mà cho rằng để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó người cán bộ cách mạng cần có cả Đức và Tài. Từ thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ có tài mà không có đức là hỏng, nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là hiện thân của mối quan hệ đức và tài. Ở Người, Đức và Tài là một thể thống nhất; Đức được biểu hiện bằng Tài và Tài được biểu hiện trong Đức.

Ngành Ngân hàng chính thức ra đời theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 6/5/1951 về việc thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Ngay từ khi ra đời cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến, kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng, ngành Ngân hàng có nhiệm vụ riêng mang tính đặc thù, đó là quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất... Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, tác động đến sự an nguy, phát triển của nền kinh tế và sự ổn định, nâng cao đời sống của người dân. Vì vậy, trong quan điểm Hồ Chí Minh, cán bộ ngành Ngân hàng cần đặc biệt coi trọng việc xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng, cùng với yêu cầu phải không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Xuất phát từ việc nhìn nhận rõ vai trò của cán bộ ngành Ngân hàng là người chịu trách nhiệm giữ tiền cho Nhà nước và nhân dân, tháng 2/1952, chỉ hơn nửa năm sau khi thành lập Ngành, trong Thư gửi Hội nghị cán bộ tài chính, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Cán bộ ngân hàng - làm thế nào để nắm vững việc quản lý thu phát của chế độ kho bạc mới, để giúp ngành tài chính thực hiện thống nhất quản lý chi thu, để giúp ngân hàng nắm vững việc phát hành?”. Người cũng lưu ý: “Cán bộ kinh tế tài chính phụ trách nhiều tiền của, mà chưa hoàn toàn thông thạo việc quản lý tiền của ấy. Cho nên chúng ta cần phải ra sức học tập quản lý tài sản quốc gia mà ngành mình phụ trách. Đồng thời phải trau dồi đạo đức cách mệnh: Chí công vô tư, Cần - Kiệm - Liêm - Chính. Một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự kháng chiến” .

Quan điểm trên tiếp tục được Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong Thư gửi Hội nghị cán bộ ngân hàng (tháng 1/1965). Trong thư, Người nêu rõ: “Cán bộ ngân hàng là người có trách nhiệm giữ tiền cho Nhà nước và nhân dân, phải học tập cách quản lý tiền cho tốt, đừng để lãng phí, mất mát”. Để mỗi cán bộ ngành Ngân hàng làm tốt nhiệm vụ được giao, Người nhắc nhở: “Cán bộ ngân hàng phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, thấu suốt hơn nữa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đi sâu học tập lý luận và nghiệp vụ, cải tiến lề lối làm việc, để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân được nhiều và tốt hơn” .

Có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, rèn luyện trình độ chuyên môn quản lý tài chính và nâng cao đạo đức cách mạng là hai nội dung căn cốt về Đức và Tài của chỉnh thể thống nhất không thể tách rời trong nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Ngân hàng.

Phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư của cán bộ ngành Ngân hàng trong tư tưởng Hồ Chí Minh có thể hiểu như sau:

Cần là cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao. Cần còn là sự chủ động, tích cực và nhạy bén trong công việc nhằm đem lại chất lượng, hiệu quả. Cần cũng là khả năng thích nghi, không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, chất lượng, hiệu quả công việc, khả năng thích nghi với sự phát triển của khoa học công nghệ, của sự biến đổi thị trường… là yêu cầu luôn được đặt ra nhất là đối với cán bộ ngành Ngân hàng.

Kiệm là tiết kiệm sức lao động, thời gian, tiền bạc của dân, của nước và của bản thân. Kiệm là không để lãng phí tiền bạc vào những việc không cần thiết, không mang lại lợi ích cho xã hội, cộng đồng; là không chạy theo lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương hình thức. Tuy nhiên, cần hiểu rõ Kiệm không có nghĩa là bủn xỉn mà phải phù hợp với thực tiễn. Đối với cán bộ ngân hàng, đức tính Kiệm có vai trò và giá trị to lớn nhằm điều chỉnh hành vi, chỉ dẫn trong hoạt động thực tiễn.

Liêm là liêm khiết, trong sáng, không tham của cải vật chất, không tham địa vị; là tôn trọng giữ gìn, không xâm phạm của công và của dân… Cán bộ ngành Ngân hàng là những người trực tiếp quản lý tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, do đó, nếu không liêm khiết, trong sạch mà tham lam sẽ dẫn tới phạm vào các căn bệnh tham ô, hối lộ, tự tư, tự lợi… Khi cán bộ ngân hàng phạm vào các thói xấu và căn bệnh trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ngân quỹ quốc gia và tiền của nhân dân, ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của đơn vị, tổ chức gây hậu quả khó lường. Chính vì vậy, hơn ai hết, cán bộ ngành Ngân hàng cần đặc biệt rèn giũa phẩm chất Liêm.

Chính là không tà, thẳng thắn, đúng đắn. Chính được thể hiện trong cả ba mối quan hệ: đối với mình, với người và với việc. Đối với mình - không kiêu ngạo, tự cao, tự đại mà phải luôn đúng mực, có tinh thần cầu thị, học hỏi, luôn tự kiểm điểm để phát triển và sửa chữa bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Đối với người - không xu nịnh kẻ trên, không xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ hoà nhã, khiêm tốn, chân thành, đoàn kết thật thà, không gian trá, lừa lọc. Đối với việc, luôn đặt việc công lên trên hết và trước hết rồi mới tới việc tư, đặt cái chung trên cái riêng. Cán bộ ngành Ngân hàng hơn ai hết phải thực hiện triệt để chữ Chính, trong cả 3 mối quan hệ trên.

Chí công vô tư là công tâm, công bằng không thiên tư, thiên vị trong các mối quan hệ với người, với việc; phải “tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc”. Chí công vô tư đối lập với “dĩ công vi tư”. Khi có phẩm chất chí công vô tư, người cán bộ nói chung, cán bộ ngân hàng nói riêng mới thoát khỏi sự vị kỷ, cá nhân, thoát khỏi những cám dỗ về tiền tài, địa vị, danh vọng, không vì lợi ích cá nhân mà chà đạp nên lợi ích chung.

Chí công vô tư là sự tiếp nối của Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Mặt khác, đã Chí công vô tư, một lòng, một dạ vì nước, vì dân, vì Đảng, vì sự nghiệp chung, nhất định sẽ thực hiện được Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Đây cũng là cơ sở để hình thành các phẩm chất tốt đẹp: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Không ngừng trau dồi, rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư sẽ giúp người cán bộ cách mạng nói chung, trong đó có cán bộ ngân hàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vượt qua những cám dỗ vật chất để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Cán bộ ngành Ngân hàng làm việc trong một môi trường đặc biệt, gắn liền với đồng tiền, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và sự minh bạch, sự rủi ro về đạo đức vẫn luôn tồn tại thường trực. Bởi thực tế cho thấy, sự suy thoái đạo đức của cán bộ ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, tới ngân quỹ quốc gia và cao hơn nữa là niềm tin của nhân dân vào chế độ. Chính vì vậy, yêu cầu quản trị tốt, giảm thiểu nguy cơ rủi ro thông qua giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành Ngân hàng.

Để rèn luyện phẩm chất đạo đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, viên chức và người lao động trong ngành Ngân hàng cần phải thực hiện nghiêm chỉnh nói đi đôi với làm, thực hành nêu gương đạo đức từ những việc nhỏ đến lớn; phải gắn liền việc xây dựng đạo đức mới với việc đấu tranh chống những biểu hiện phi đạo đức như tham ô, lãng phí, quan liêu, đặc biệt là căn bệnh gốc chủ nghĩa cá nhân. Đồng thời phải coi việc tu dưỡng đạo đức là công việc thường xuyên, liên tục, suốt đời bởi thực tế từ chính môi trường công việc, tiếp xúc với đồng tiền thường xuyên, nếu không chú trọng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, cán bộ ngành Ngân hàng có thể sẽ bị rơi vào những cám dỗ, lợi ích vật chất làm băng hoại đạo đức, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức, ảnh hưởng sự phát triển của nền kinh tế và đặc biệt là suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế giới và trong nước diễn biến ngày càng nhanh, phức tạp và khó lường, cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phát triển. Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình phát triển, những rủi ro, thách thức đối với cán bộ ngành Ngân hàng cũng nhiều hơn. Trong đó, thách thức về đạo đức vẫn tồn tại và thường trực. Thực tiễn đó đòi hỏi mỗi cán bộ ngành Ngân hàng phải luôn giữ vững bản lĩnh, thường xuyên trau dồi tri thức và đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Sự quan tâm và những chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức cách mạng của cán bộ ngành Ngân hàng dù đã đưa ra cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn là cơ sở lý luận, là định hướng quan trọng cho mỗi cán bộ trong Ngành có thể nghiên cứu, vận dụng, học tập và làm theo. Đây cũng chính là một cơ sở vững chắc để xây dựng ngành Ngân hàng ngày càng phát triển, thúc đẩy sự phát triển giàu mạnh của đất nước.

PGS-TS. Hoàng Phúc Lâm - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Để có được mẫu tiền mang hình ảnh sinh động, thực tiễn, thể hiện đường lối của Đảng, của Chính phủ, phù hợp với tình hình phát triển của cách mạng và kháng chiến, các họa sĩ, trong đó có họa sĩ Nguyễn Huyến - người trực tiếp thực hiện mẫu vẽ, đã phải làm việc miệt mài quên cả trưa tối, khi thì xuống công trường, xưởng máy, lúc về nông thôn để có được những hình ảnh sinh động nhất đưa vào mẫu vẽ.
Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data