Cho vay trực tuyến sẽ nở rộ
Cụ thể, TCTD được cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của TCTD, đặc điểm của khoản vay, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý rủi ro và các văn bản pháp luật có liên quan. TCTD tự quyết định biện pháp, hình thức và công nghệ phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử; tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau: Có giải pháp, công nghệ kỹ thuật đảm bảo tính chính xác, bảo mật, an toàn trong quá trình thu thập, sử dụng, kiểm tra thông tin, dữ liệu; Có biện pháp kiểm tra, đối chiếu, cập nhật, xác minh thông tin, dữ liệu; có biện pháp ngăn chặn các hành vi giả mạo, can thiệp, chỉnh sửa làm sai lệch thông tin, dữ liệu…
![]() |
Thông tư cũng yêu cầu TCTD phải có công nghệ kỹ thuật để nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử; phải đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên các tài liệu, dữ liệu cần thiết nhằm nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, theo yêu cầu của TCTD hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc với cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc bởi tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử hoặc bởi TCTD khác… TCTD phải lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng; âm thanh, hình ảnh, bản ghi hình, ghi âm; số điện thoại thực hiện giao dịch; nhật ký giao dịch trong quá trình cho vay…
Theo các NHTM, việc NHNN bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử là một động thái tích cực, thúc đẩy hoạt động cho vay trực tuyến phát triển trong thời gian tới.
Mặc dù hoạt động cho vay trực tuyến hiện đã khá phổ biến với các hình thức cho vay tiêu dùng tín chấp, vay thấu chi qua thẻ tín dụng, vay cầm cố sổ tiết kiệm… Các ngân hàng cũng đã phát triển nhiều ứng dụng kỹ thuật số hỗ trợ đăng ký, phê duyệt hồ sơ vay vốn và giải ngân vốn vay cho khách hàng bằng các hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, hoạt động cho vay trực tuyến hiện nay mới chỉ áp dụng chủ yếu với các sản phẩm vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo. Vì thế, việc NHNN ban hành những quy định pháp lý cho phép các TCTD được chủ động quyết định biện pháp, hình thức và công nghệ phục vụ hoạt động cho vay trực tuyến sẽ là cơ sở để các NHTM phát triển thêm các sản phẩm vay vốn online, trong đó bao gồm cả các khoản vay có thế chấp bằng tài sản đảm bảo với lãi suất thấp hơn.
Trên thị trường, hiện nay hoạt động mở rộng các sản phẩm cho vay trực tuyến đang được khá nhiều NHTM chú trọng. Bên cạnh các phương thức cho vay tín chấp online thông qua hình thức phát hành thẻ tín dụng, cho vay trả góp tiêu dùng, nhiều ngân hàng đã bắt đầu bổ sung các ứng dụng số hóa mới và tạo ra các sản phẩm vay trực tuyến phục vụ doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
VPBank là một trong những ngân hàng sớm vận hành hệ thống phê duyệt tự động, áp dụng cho các khoản vay thế chấp của cá nhân, hộ kinh doanh mua ô tô, mua bất động sản… Shinhan Bank Việt Nam cũng có sản phẩm vay thế chấp khoản phải thu bằng hình thức điện tử, áp dụng cho DNNVV. Theo đó, toàn bộ quy trình đăng ký khoản vay đều được thực hiện thông qua nền tảng kỹ thuật số. Hoạt động này cũng diễn ra tương tự tại các ngân hàng Techcombank, Sacombank, ACB, OCB. Trong khi đó, OCB đã thay đổi toàn diện phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ từ mở tài khoản, vay tiêu dùng, mua bảo hiểm, đầu tư tài chính… tích hợp vào ngân hàng số và thực hiện hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến.
Ông Hoàng Trọng Hiếu - Giám đốc kinh doanh khối khách hàng doanh nghiệp của Techcombank cho biết, ngân hàng này đã đầu tư số hóa bộ hồ sơ thanh toán quốc tế và quy trình đăng ký khoản vay với hàng nghìn tính năng chọn lựa. Thời gian tới ngân hàng tiếp tục số hóa các giải pháp như tài trợ L/C, tài trợ chuỗi cung ứng… từ đó tạo lập các sản phẩm vay bằng phương thức điện tử dựa trên quản lý dòng tiền.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, để thúc đẩy hoạt động cho vay trực tuyến phát triển cũng như ngăn chặn các nguy cơ mất an ninh an toàn, việc kết nối liên thông cơ sở dữ liệu cá nhân giữa cơ quan quản lý dân cư với ngân hàng là vô cùng cần thiết. Đối với toàn ngành Ngân hàng, việc được khai thác thông tin tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin lưu trữ trên chip thẻ căn cước công dân gắn chip (bao gồm cả các yếu tố về sinh trắc học) sẽ là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số thông qua việc: Tăng tính chính xác trong việc xác minh, xác thực khách hàng, nhất là định danh, xác thực bằng phương thức điện tử (eKYC).
Tin liên quan
Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
