agribank-vietnam-airlines

Chỉ thị số 40- CT/TW: Nhịp cầu nối ý Đảng - lòng dân (Bài 3)

Kim Anh
Kim Anh  - 
Để Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” đạt hiệu quả cao, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
aa

Bài 3: Lai Châu - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát

Với những kết quả đã đạt được trong việc Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, trong quá trình thực hiện, Tỉnh ủy Lai Châu đã tăng cường lãnh, chỉ đạo; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi, điều tra, xác minh đối tượng vay vốn theo các chương trình tín dụng chính sách xã hội, nhất là đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Giai đoạn 2014 - 2024, Tỉnh ủy đã lãnh, chỉ đạo đơn vị chức năng chấp hành nghiêm túc các cuộc giám sát của Ban Kinh tế Trung ương; Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Các Huyện ủy, Thành ủy đã lãnh, chỉ đạo HĐND cấp huyện thực hiện các cuộc giám sát, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện đã thực hiện giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật về tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

Ông Sùng A Hồ - Trưởng Ban Dân tộc, HĐND tỉnh Lai Châu giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Ông Sùng A Hồ - Trưởng Ban Dân tộc, HĐND tỉnh Lai Châu giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức, triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện thường xuyên, qua đó sớm phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm để kịp thời khắc phục và đi đúng định hướng đã đề ra.

Ông Trịnh Trọng Tấn - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lai Châu cho biết: Giai đoạn 2014 - 2024, thành viên Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lai Châu đã thực hiện 84 cuộc kiểm tra tại các huyện, thành phố; 137 lượt ở cấp xã, 273 lượt Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, 1.786 lượt hộ vay vốn; thành viên Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã thực hiện 4.386 cuộc kiểm tra tại các xã, thị trấn, 6.211 lượt Tổ tiết kiệm và vay vốn, 40.684 lượt hộ vay vốn tại địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Là một trong những địa phương tích cực thực hiện kiểm tra, giám sát, thời gian qua, Thường Trực HĐND huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã tổ chức thực hiện các cuộc giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về tổ chức triển khai vay vốn tín dụng chính sách (riêng năm 2023 đã tổ chức giám sát tại 9/17 xã, thị trấn); chỉ đạo các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tại các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Giai đoạn 2014 - 2024, trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã thực hiện kiểm tra, giám sát được 890 lượt xã, 907 lượt Tổ tiết kiệm và vay vốn, 4.191 lượt hộ vay vốn. Bà Vương Thị Thu Hiền - Chủ tịch HĐND huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết.

Tăng cường trách nhiệm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền

Nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, tỉnh Lai Châu đã tăng cường trách nhiệm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Công tác củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ quá hạn luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu quan tâm thực hiện, nhất là tại các địa bàn có tỷ lệ nợ quá hạn cao. Do đó, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã được nâng lên, nợ xấu giảm từ 9.330 triệu đồng năm 2014 xuống còn 3.952 triệu đồng tại thời điểm 30/6/2024, tỷ lệ giảm từ 0,85% xuống còn 0,10%/tổng dư nợ; tỷ lệ thu nợ đến hạn cuối kỳ đạt trên 86%, tỷ lệ thu lãi hàng năm đều đạt trên 100% kế hoạch được giao. Ông Trịnh Trọng Tấn - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lai Châu cho biết.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo điều tra, rà soát, xác định, bổ sung đối tượng vay vốn tín dụng chính sách xã hội theo đúng quy định. Định kỳ hàng năm, tổ chức thực hiện điều tra, rà soát, phê duyệt kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách để làm cơ sở cho Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát đối tượng vay vốn, bảo đảm đúng quy định.

Công tác phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách xã hội, chính quyền địa phương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách thường xuyên được duy trì; tổ chức triển khai kịp thời các chương trình tín dụng chính sách xã hội gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Các tổ chức hội, đoàn thể các cấp đã thực hiện tốt hoạt động nhận ủy thác, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội tăng 3,5 lần sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW đạt 3.829.243 triệu đồng (tăng 2.740.260 triệu đồng), chiếm 99,63% tổng dư nợ với 53.705 lượt khách hàng vay vốn thông qua 1.423 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn.

Cùng với đó, Ban Đại diện Hội đồng Quản trị các cấp luôn được bổ sung và kiện toàn kịp thời để đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội gồm 2 cấp với tổng số 208 thành viên. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thành lập 8/8 chi bộ Đảng tại các đơn vị trực thuộc với tổng số 86 đảng viên; hoạt động của tổ chức Đảng trong đơn vị đã phát huy được vai trò lãnh đạo toàn diện đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hàng năm tổ chức Đảng luôn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Viết tiếp “điểm tựa” cho biên cương

Từ những kết quả đã đạt được sau 10 thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tỉnh Lai Châu có 1 tập thể được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen; 4 tập thể, 1 cá nhân được Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tặng Giấy khen; 15 tập thể, 28 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.

Ông Lê Văn Lương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW
Ông Lê Văn Lương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW

Ông Lê Văn Lương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết thêm: Để hoạt động tín dụng chính sách xã hội ngày càng có chiều sâu và hiệu quả, thời gian tới, tỉnh Lai Châu tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW; nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động cho Ngân hàng Chính sách xã hội; đưa kế hoạch chuyển bổ sung vốn sang Ngân hàng Chính sách xã hội vào dự toán chi hàng năm của HĐND, UBND tỉnh ngay từ đầu năm.

Tỉnh Lai Châu tiếp tục tăng cường chỉ đạo, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương ở cơ sở đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội các cấp tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị số 40-CT/TW đến mọi tầng lớp Nhân dân, giúp người dân hiểu và thuận lợi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội nếu có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp…

Có thể thấy, 10 năm qua với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Thời gian tới, tỉnh Lai Châu tiếp tục cố gắng thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội" để làm “điểm tựa” cho người dân vùng biên tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

Kim Anh

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data