agribank-vietnam-airlines

Chỉ thị 40-CT/TW: Sáng tình Đảng, ấm lòng dân (Bài 1)

Minh Ngọc
Minh Ngọc  - 
10 năm triển khai Chỉ thị 40/CT-TW, thành tựu lớn nhất chính là việc thay đổi quan điểm, nhận thức về tín dụng chính sách xã hội. Từ việc "thụ động" triển khai, và nhìn nhận tính chất như một hoạt động an sinh xã hội đến nay tín dụng chính sách đã được các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan chủ động triển khai khi nhìn nhận là một đòn bảy chủ lực góp phần phát huy nội lực địa phương tạo sức bền phát triển kinh tế bền vững.
aa

Bài 1:Cuộc cách mạng về tín dụng chính sách

Nhận thức đúng là nền tảng thống nhất hành động và thực thi

Sự thay đổi này đến từ sự sát sao, quyết liệt và ngày càng mạnh mẽ của Ban Bí thư trong việc chỉ đạo triển khai tín dụng chính sách. Nếu như Chỉ thị 40 yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là "một trong những nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, các ngành, địa phương và đơn vị”, thì đến Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Ban Bí thư đã đặt ra yêu cầu cao hơn và rõ ràng hơn với chỉ đạo “cần xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng".

Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng dành nhiều thời gian đi đôn đốc kiểm tra việc triển khai việc thực hiện tín dụng chính sách và Chỉ thị 40
Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng dành nhiều thời gian đi đôn đốc kiểm tra việc triển khai việc thực hiện tín dụng chính sách và Chỉ thị 40

Đồng thời, khơi thông điểm nghẽn lớn nhất trong triển khai tín dụng chính sách là vốn với yêu cầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền xác định nội dung, nhiệm vụ, bố trí đủ, kịp thời nguồn tài chính tín dụng chính sách xã hội theo hướng tích hợp các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong quyết định đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

Là đơn vị thực thi tín dụng chính sách và tham mưu, đề xuất ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW hơn ai hết từng cán bộ nhân viên NHCSXH hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của Chỉ thị này. Bởi vậy, cùng với việc nhanh chóng ban hành các Nghị quyết đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW triển khai thực hiện tới toàn hệ thống, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH ban hành văn bản gửi các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương đề nghị tiếp tục dành sự quan tâm đối với công tác tín dụng chính sách xã hội.

Đích thân Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng và Ban lãnh đạo NHCSXH những năm đầu triển khai đã dành một phần thời gian không nhỏ đến các tỉnh thành trong cả nước kết nối, bán thảo cùng các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh triển Chỉ thị 40, đặc biệt là gia tăng nguồn vốn ủy thác của địa phương, chung tay cùng Chính phủ giảm nghèo bền vững cũng như giải các bài toán phát triển kinh tế bền vững của địa phương

Bên cạnh đó, NHCSXH đã tích cực tham gia, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật về tín dụng chính sách xã hội. Như việc nguồn vốn tín dụng chính sách được Quốc hội bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025 giúp NHCSXH nâng cao năng lực tài chính, giảm bớt áp lực về nguồn vốn cho vay tín dụng chính sách trong điều kiện nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bị hạn chế; Đồng thời tham mưu cùng NHNN đôn đốc, các tổ chức tín dụng Nhà nước duy trì số dư tiền gửi 2% tại NHCSXH theo quy định; khuyến khích các ngân hàng mua trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh; Đàm phán với các tổ chức tài chính quốc tế về chương trình/dự án hỗ trợ phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số cho công tác giảm nghèo.

Bắc cầu tín dụng chính sách vượt qua "khung khổ"

Các cấp trong hệ thống NHCSXH phát huy vai trò tham mưu cấp ủy chính quyền bổ sung ngân sách ủy thác cho vay đáp ứng nhu cầu các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn, kể cả những tỉnh, thành có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo quốc gia, mà còn tham mưu triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách xã hội riêng có để đẩy nhanh việc hiện thực hóa các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế bền vững, vượt xa “khung khổ” mà Chỉ thị 40 và Kết luận số 06 đặt ra.

Như ở huyện Hoài Nhơn, từ sáng kiến của Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Hoài Nhơn đề xuất Thị ủy, HĐND dành nguồn vốn giải quyết vấn đề nước sạch và công trình vệ sinh môi trường tại khu vực đô thị để đưa Hoài Nhơn vươn lên đô thị loại 3 vào năm 2025, lãnh đạo tỉnh Bình Định nhận thấy đây không phải là vấn đề của riêng Hoài Nhơn mà của tỉnh. Từ đó ngày 5-6/12/2023, HĐND ban hành Nghị quyết 37/2023/NQ-HĐND về việc ban hành quy định đối tượng cho vay xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định từ nguồn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến cuối tháng 6/2024, dư nợ cho vay riêng chương trình này đã là 16 tỷ đồng.

Hay như tại Hà Nội năm 2021, khi dịch covid bùng phát trên diện rộng, không chỉ khách hàng của NHCSXH bị tổn thương mà sản xuất kinh doanh của các hộ dân, cơ sở sản xuất bị đình đốn. Thu nhập giảm, thậm chí không có khiến các khoản chi phí sinh hoạt trong gia đình ăn mòn thậm chí triệt tiêu khoản tiết kiệm vốn đã ít ỏi, nhiều hộ dân không có vốn để quay lại để tổ chức sản xuất, kinh doanh. Trước tình hình đó NHCSXH TP Hà Nội đã phối hợp với Sở lao động, Sở Tài chính và tham mưu UBND thành phố bố trí nguồn vốn ủy thác chuyển sang NHCSXH để cho vay hộ dân ngay sau khi tình hình dịch được kiểm soát để họ có vốn, tổ chức phục hồi lại tình hình sản xuất kinh doanh. trong giai đoạn 2021-2023, Hà Nội đã cân đối, bố trí ngân sách chuyển bổ sung 1.150 tỷ đồng vốn ủy thác để cho vay người lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.

Không chỉ có cấp tỉnh, các cấp huyện cũng dành dụm nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH cho vay người nghèo và đối tượng chính sách. Chia sẻ với phóng viên, Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom Vũ Thị Minh Châu từng nhấn mạnh “Ủy thác vốn qua NHCSXH không phải là chi tiền cho NHCSXH và chỉ để giải quyết bài toán giảm nghèo mà là một phương thức chi đầu tư phát triển nhằm đảm bảo an sinh xã hội, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo”. Đây cũng là lý do đến 30/6/2024, nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH huyện đạt gần 43,7 tỷ đồng, tăng 41,9 tỷ đồng so với thời điểm Phòng giao dịch mới đi vào hoạt động. Cùng với 50,5 tỷ đồng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách tỉnh chuyển cho huyện, nguồn vốn của phòng giao dịch NHCSXH huyện Trảng Bom đạt hơn 356,518 tỷ đồng, trong đó, vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm 26,5% góp phần thực hiện các mục tiêu hàng năm của huyện về giảm nghèo nhanh và bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

 Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng trao đổi với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng trao đổi với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã đưa nguồn vốn tín dụng CSXH có sự tăng trưởng vượt bậc đến 30/6/2024 đạt 373.010 tỷ đồng, tăng 238.338 tỷ đồng so với trước khi triển khai Chỉ thị 40. 100% địa phương cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước đã bố trí ngân sách ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay. Đến nay, nguồn vốn nhận ủy thác đạt 47.350 tỷ đồng, chiếm 12,7%/tổng nguồn vốn, tăng 43.542 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW.

Những con số nói trên đã thể hiện sự hết sức cố gắng, chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước mà không phải nước nào trên thế giới cũng thực hiện được, kể cả những nước phát triển.

Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data