Cấp bách xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu
Quản trị rủi ro đẩy lùi gian lận thanh toán Quản trị rủi ro trong ngành Ngân hàng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng |
Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro đến từ cả bên ngoài lẫn bên trong nền kinh tế. Về phía Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA khẳng định, quản trị rủi ro là một nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng. Thực tế sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature ở Mỹ, hay biên độ lãi sụt giảm mạnh tại các ngân hàng Trung Quốc do nợ xấu trong ngành bất động sản của nước này… một lần nữa cho thấy những yếu kém trong công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng nói chung và đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng và vận hành được một hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu hơn.
Tại Việt Nam, quản trị rủi ro trong ngân hàng được đặt ra một cách nghiêm túc và cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có những biến động khó lường cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, vì vậy hoạt động ngân hàng, ngoài việc đối diện với những rủi ro truyền thống còn phải đối diện với những rủi ro trong quá trình chuyển đổi số như những cuộc tấn công mạng, hệ thống internet bị treo, dữ liệu cá nhân của khách hàng bị tấn công… có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với tài chính và uy tín của ngân hàng.
![]() |
Hiện nhiều ngân hàng đã triển khai áp dụng Basel III |
Để ứng phó với hoạt động ngân hàng trong tình hình mới, các TCTD đã chủ động xây dựng phương án tổng thể về phòng chống rủi ro trong hoạt động. Nhiều ngân hàng đã từng bước áp dụng chuẩn Basel III theo thông lệ quốc tế, xây dựng tuyến phòng thủ 3 lớp đồng thời triển khai Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm tăng cường tính minh bạch.
Tuy nhiên, cũng theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng, mặc dù đã xây dựng và thực thi những phương án quản trị rủi ro một cách toàn diện, song các TCTD tại Việt Nam xác định sẽ còn đối diện nhiều thách thức chưa thể lường tới.
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Tom Garside, Phụ trách quản trị rủi ro của Công ty Oliver Wyman cho biết, bức tranh quản lý rủi ro tổng thể đang có nhiều thay đổi tạo ra những thách thức cho những người làm công tác quản trị rủi ro. Nhiều rủi ro chéo giữa các mảng nên phân tích định lượng chưa đủ, đòi hỏi người làm công tác quản lý rủi ro phải có kỹ năng mềm. Có những nguyên tắc, thông lệ đã được tích luỹ, chắt lọc trong nhiều năm từ lý thuyết đến hành động nên những yếu tố căn bản của quản trị rủi ro vẫn còn đó… Tuy nhiên, cũng có những điều đã thay đổi và tốc độ thay đổi nhanh hơn. Ngoài những kinh nghiệm trên thị trường vốn liên quan đến rủi ro truyền thống như đối tác thay đổi về xếp hạng tín dụng, khả năng trả nợ, hiện nay đã xuất hiện rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu. Vấn đề này trước đây không được quan tâm nhiều nhưng vài năm trở lại đây là mảng quan trọng.
Dẫn chứng cho vấn đề trên, TS. Carey Hsu, Phụ trách quản trị rủi ro của Công ty Oliver Wyman tại Mỹ cho biết, cháy rừng ở Indonesia gây thiệt hại kinh tế 5,2 tỷ USD; lũ lụt ở Malaysia là “dấu hiệu mới nhất của châu Á về việc cần hành động ứng phó với biến đổi khí hậu” vì đã gây thiệt hại kinh tế lớn. Cụ thể, Singapore đã cam kết sẽ là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á loại bỏ ô tô chạy bằng xăng, với việc cấm bán xe động cơ đốt trong (ICE) sau năm 2030. Theo đó, doanh số bán xe điện đạt 8,4% tổng doanh số bán ô tô trong nửa đầu năm 2022 (gấp đôi tỷ lệ của năm 2021).
Ông Tom tiết lộ, trước đại dịch Covid-19, hệ thống ngân hàng ở Anh đã thể hiện sự quan tâm đến rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và thuê tư vấn triển khai. Những diễn biến hiện tại liên quan đến biến đổi khí hậu trên toàn cầu đã cho thấy, quyết định này là xác đáng. “Cơ quan quản lý ngân hàng ở nhiều quốc gia đã kiểm tra sức chịu đựng từ tác động về biến đổi khí hậu cho thấy, vấn đề này nổi lên thành rủi ro chính thống đối với các ngân hàng”, ông Tom thông tin và cho rằng, nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, mực nước biển dâng cao và sự thay đổi dài hạn về lượng mưa. Rủi ro vật lý sẽ chuyển thành rủi ro tài chính đối với tài sản của khách hàng của ngân hàng. Từ đó sẽ chuyển thành rủi ro tín dụng và thị trường đối với ngân hàng. Với những hành động chính sách của các Chính phủ để ngăn chặn biến đổi khí hậu sẽ thay đổi nền kinh tế của nhiều ngành. Chẳng hạn như dầu cọ, than đá.
Những điều này sẽ tạo ra những thách thức về doanh thu và lợi nhuận cho khách hàng của ngân hàng - từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng và thị trường. “Sự giám sát ngày càng tăng từ cộng đồng khách hàng và nhà đầu tư toàn cầu sẽ đặt trách nhiệm ngày càng lớn đối với ngân hàng về việc phải làm điều đúng đắn. Theo đó, chuyển đổi quy mô lớn giữa các ngành và khách hàng sẽ thay đổi nguồn doanh thu cho các ngân hàng, tạo ra rủi ro chiến lược”, ông Tom lưu ý.
TS. Carey Hsu khuyến nghị, cần lượng hoá rủi ro biến đổi khí hậu trong danh mục cho vay của các ngân hàng. Bởi rủi ro này sẽ khuếch đại thành rủi ro tín dụng/tài chính và danh tiếng hiện có của các ngân hàng.
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân
