Căng thẳng thương mại: Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất
![]() |
Các container xếp chồng lên nhau tại một cảng ở Lianyungang thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc - Ảnh: VCG | Gettty Images |
Theo một chuyên gia kinh tế của Moody’s Analytics, với sự căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đe dọa giảm khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu hơn nữa, các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có định hướng xuất khẩu cao đến Trung Quốc, Steve Cochrane, kinh tế trưởng châu Á - Thái Bình Dương tại Moody’s Analytics phân tích. Theo đó, ba nền kinh tế này xuất cấp linh kiện để Trung Quốc lắp ráp và bán cho các thị trường như Mỹ.
“Họ phụ thuộc rất nhiều vào mối liên kết thương mại với Trung Quốc, và gắn chặt với cả nhu cầu nội địa ở Trung Quốc lẫn các chuỗi cung ứng rộng lớn hơn. Vì vậy, họ có độ nhạy với các tác động từ nền kinh tế này”, Cochrane chia sẻ với CNBC.
Trung Quốc và Mỹ - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - đang tham gia vào một cuộc chiến thuế quan khởi đầu từ hơn một năm trước. Vào tháng trước, căng thẳng giữa hai nước đã mở rộng ra ngoài lĩnh vực thương mại, chuyển sang công nghệ và thiết bị giám sát an ninh.
Viện lý do vì lợi ích an ninh quốc gia, Washington đã đưa Huawei vào “danh sách đen” - một động thái nhằm hạn chế các công ty Mỹ làm ăn với nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc.
Kể từ khi căng thẳng thương mại leo thang hồi tháng trước đến nay, chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những thị trường giảm mạnh nhất ở châu Á. Điều đó một phần vì ba nền kinh tế là nhà xuất khẩu lớn linh kiện công nghệ sang Trung Quốc và một số công ty của họ là nhà cung cấp cho Huawei.
Bất kỳ triển vọng phục hồi nào của ba thị trường chứng khoán nói trên đều sẽ phụ thuộc vào kết quả cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao phía Mỹ và Trung Quốc trong những tuần tới, các nhà phân tích cho biết. Và nhà đầu tư đang theo dõi tiến trình Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp diễn ra vào cuối tháng 6, do Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cho biết ông sẽ quyết định có áp dụng thuế quan bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc hay không ngay sau Hội nghị này.
Cho đến gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã “quay lưng” với thị trường chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Dữ liệu từ các sàn giao dịch chứng khoán lớn ở ba thị trường nói trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng kể từ tháng Năm.
“Tôi đoán rằng, từ hai đến ba tháng tới, hệ quả sẽ trở nên rõ ràng hơn theo hai hướng”, John John Woods, giám đốc đầu tư châu Á - Thái Bình Dương tại Credit Suisse, nói với CNBC.
“Nếu xuất hiện một lối thoát tích cực cho tranh chấp thương mại, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy những thị trường đó tăng trở lại đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn”, ông nói. “Tuy nhiên, nếu điều ngược lại xảy ra, ba thị trường Bắc Á có lẽ là các thị trường cần tránh xa”.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ
