Cần tạo đột phá trong phát triển ngành công nghiệp vật liệu
Đó là nội dung chính được đưa ra thảo luận tại Hội thảo “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển công nghiệp vật liệu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam tổ chức ngày 25/11.
Hội thảo nhằm phân tích, làm rõ thực trạng hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển ngành công nghệ vật liệu của Việt Nam trong thời gian qua; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển công nghiệp vật liệu cũng như các mô hình, chính sách thí điểm, cách làm hay của địa phương, ngành/lĩnh vực hoặc doanh nghiệp cụ thể về thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghiệp vật liệu.
Đồng thời nhận diện bối cảnh, đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, cơ chế, chính sách để thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển công nghiệp vật liệu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
![]() |
Ông Cao Đức Phát, Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội thảo |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Cao Đức Phát, Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Phát triển công nghiệp vật liệu là vấn đề lớn đối với mọi quốc gia, nhất là đối với một đất nước đang thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Theo ông Phát, Việt Nam không thể nhập khẩu hầu hết nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Như vậy giá thành các sản phẩm của nước ta sẽ cao hơn đối thủ cạnh tranh hoặc sẽ biến đất nước thành quốc gia gia công, làm thuê.
Điều này đã được khẳng định khi thị trường thế giới có biến động, đơn cử như dưới tác động của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành dựa chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu đã gặp khó khăn. Chính vì vậy, để xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh hiệu quả, tự chủ, theo Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Kinh tế Trung ương, Việt Nam phải tự chủ tối đa nguyên vật liệu, nhưng phải là nguyên vật liệu bằng hoặc tốt hơn về chất lượng và rẻ hơn so với nhập khẩu.
“Muốn đạt được điều đó, trước hết cần có quyết tâm chính trị cao và rõ ràng khoa học công nghệ phải đi trước, mở đường. Tuy nhiên cũng cần phải có tổ chức và cách làm phù hợp”, ông Phát nhấn mạnh.
Trên cơ sở đó, khoa học công nghệ trước hết cần tập trung nghiên cứu phát triển các loại vật liệu trên cơ sở phát huy các nguồn tài nguyên trong nước đang sẵn có.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Dẫn ví dụ về nhiều loại nông sản của nước ta xuất thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, phần lớn vật tư như phân bón, nguyên liệu làm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, máy móc nông nghiệp phải nhập khẩu, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả của của ngành. Vì vậy ông Phát cho rằng khoa học công nghệ cũng cần phải chú trọng nghiên cứu phát triển vật liệu phục vụ các ngành lợi thế của đất nước.
Tại Hội thảo, 4 báo cáo tham luận về công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vật liệu thời gian qua và đề xuất cho giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đại diện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp vật liệu từ năm 2010 đến nay và giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ; về nhu cầu thị trường và thực trạng đáp ứng trong ngành công nghiệp vật liệu ở Việt Nam hiện nay của đại diện Bộ Công Thương và về kinh nghiệm phát triển công nghệ vật liệu tại Hàn Quốc của Viện trưởng Viện V-KIST đã được trình bày nhằm đưa ra nhìn nhận và đánh giá thực trạng, từ đó có những giải pháp để phát triển ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam trong thời gian tới.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
