agribank-vietnam-airlines

Cần kiểm soát độc quyền tư nhân về nước

Linh Ly
Linh Ly  - 
Đang có khoảng trống pháp lý về cung cấp nước, về quản lý nguồn nước. Điều này có thể sẽ là mầm mống của những bất ổn xã hội. 
aa
Nhượng quyền khai thác sân bay: Lo độc quyền tư nhân
Cần kiểm soát độc quyền tư nhân về nước
Nhà máy nước sông Đà

Quên trách nhiệm quản lý

Những sự cố nước ở Nhà máy nước sông Đà, hay việc đầu tư của Nhà máy nước sông Đuống là những tiếng chuông báo động tình trạng quản lý hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nói riêng và quản lý nước của Việt Nam nói chung. Tại tọa đàm với chủ đề “An ninh nguồn nước và thị trường nước cạnh tranh”, các chuyên gia cho rằng, nếu không có những thay đổi kịp thời, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng bởi tăng trưởng sẽ bị kìm hãm do tình trạng thiếu nước; lũ lụt và hạn hán phá hủy sinh kế, môi trường và sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm nước.

Việt Nam có tới 3.500 dòng sông và có nhiều hồ, nhưng tài nguyên nước ở Việt Nam cũng tiềm tàng các rủi ro. Từ hơn 20 năm trước, Liên hiệp quốc đã cảnh báo về tình trạng nước ngầm đang cạn dần. Hơn thế, hai phần ba tổng lượng nước trên các dòng sông của Việt Nam chảy vào từ bên ngoài lãnh thổ và nằm ngoài khả năng quản lý trực tiếp của quốc gia, khiến cho nước trên các dòng sông không chỉ bị ảnh hưởng bởi khí hậu mà sẽ bị ảnh hưởng bởi hành động của các quốc gia phía thượng nguồn, trung nguồn.

Nghiên cứu về quản trị nước ở Việt Nam do Ban Nước Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhóm Tài nguyên Nước 2030 thực hiện và được công bố mới đây đã cảnh báo Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng “căng thẳng về nước” vào mùa khô năm 2030. “Các thách thức liên quan đến nước sẽ tiếp tục nhân lên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, nghiên cứu này cho biết. Song song với đó, WB cũng đã thực hiện nghiên cứu kinh tế lượng hoá các “chi phí do không hành động” có tên gọi “Những mối đe dọa có liên quan đến nước đối với nền kinh tế Việt Nam”.

Hai nghiên cứu này đã nhấn mạnh: “Việt Nam đang nhanh chóng tiến tới một nước thu nhập trung bình. Để phát triển nhanh chóng nền kinh tế quốc gia thì ngành nước cần phải vượt qua ba thách thức quan trọng: Nâng cao hiệu quả sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đồng thời, nâng cao thu nhập trên mỗi đơn vị nước sử dụng; Giảm các mối đe dọa do nước “quá ít, quá nhiều và quá bẩn”; Cải thiện quản trị nước bao gồm cả chính sách, thể chế và tài chính.

Trở lại buổi tọa đàm nói trên, các chuyên gia tỏ ra khá bất bình vì “không có bất cứ cơ quan nào lên tiếng, chịu trách nhiệm về sự cố ô nhiễm nước sông Đà và câu chuyện cạnh tranh giữa nước sông Đà, sông Đuống vừa qua”. Có thể khẳng định nước là hàng hoá không thể thiếu trong cuộc sống người dân, là hạ tầng thiết yếu quốc gia. Thế nhưng điều mà các chuyên gia băn khoăn là ở Việt Nam hiện nay, kinh doanh nước sạch lại nắm trong tay khu vực tư nhân, trong khi quản lý nhà nước đang bị buông lỏng, không kiểm soát được độc quyền tư nhân.

“Trong khi các quốc gia rất coi trọng vấn đề an ninh nguồn nước thì chúng ta đang thả lỏng toàn bộ. Từ lúc giải tán Bộ Thủy lợi, quản lý nguồn nước bị bỏ ngỏ, chỉ quan tâm thu phí. Chúng tôi không biết là đơn vị nào của Chính phủ quản lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Bộ Xây dựng? Bộ Nông nghiệp có tham gia không cũng không thể biết”, TS. Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh (CEGR) phát biểu. Chính vì sự buông lỏng nên mới sinh ra sự cố nước sông Đà như vừa qua.

Người dân bị bắt làm con tin?

Thậm chí theo ông Nguyễn Hoàng Hà - Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, do tư nhân độc quyền nắm giữ nên giá nước sinh hoạt ở Việt Nam thuộc nhóm các nước đắt đỏ, chỉ sau nhóm ít nước có giá nước đắt đỏ nhất thế giới. Trong khi dù phải trả giá cao, nhưng do độc quyền nên người tiêu dùng phải chấp nhận sử dụng nước không bảo đảm chất lượng và không có quyền lựa chọn nhà cung cấp khác.

TS. Nguyễn Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN) cũng bức xúc cho rằng: “Ông” sông Đà báo lãi nhiều quá, một công ty cung cấp hàng hóa thiết yếu mà lãi cao như vậy thì có hợp lý không, chính quyền có phải kiểm soát để hạ giá nước xuống không? Quyền lợi của người dân ở đâu? Vai trò quản lý nhà nước như thế nào? Ai quản?

Mặc dù thừa nhận tình trạng nhiều ao hồ, sông suối bị ô nhiễm đã khiến chi phí xử lý nước bị đẩy lên, thế nhưng nhiều chuyên gia cũng tỏ ra bức xúc khi giá nước phải gánh khá nhiều chi phí bất hợp lý khác. Đơn cử như dư luận gần đây xôn xao việc Nhà máy nước sông Đuống sử dụng đường ống Trung Quốc với chi phí xây dựng cao gấp ba so với nhà máy nước sông Đà.

“Tại sao sông Đuống có chi phí cao mà thành phố vẫn cho họ làm? Mỗi doanh nghiệp sản xuất với một chi phí khác nhau, nhưng tại sao lại chọn đơn vị này mà không phải đơn vị khác? Có doanh nghiệp nào làm tốt hơn không? Tại thời điểm đó, UBND thành phố Hà Nội chọn nhà đầu tư thế nào?”, TS. Nguyễn Đình Cung – thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ băn khoăn đặt vấn đề.

Trong khi TS. Hà Đăng Sơn nhấn mạnh rằng, việc phân phối nước phải theo nguyên tắc cạnh tranh, đấu thầu, nhưng người dân không có thông tin về đấu thầu, mạng lưới quy hoạch thế nào, ai quản lý cái đó? Không có cạnh tranh thì người dân “bị bắt làm con tin”, bởi có sự cố người dân phải hứng chịu, không thể chọn nhà cung cấp khác.

Các chuyên gia cũng thống nhất cho rằng, Nhà nước phải đứng ra quản lý việc cung cấp nước sạch trên nguyên tắc hiệu quả và đảm bảo lợi ích cơ bản giữa các bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; phải tính toán như thế nào để các nhà đầu tư bỏ vốn làm, để thu hút tư nhân làm nhưng không phương hại lợi ích Nhà nước và người dân… Đồng thời, cần phải siết chặt quản lý giá nước, chất lượng nước, kiểm soát độc quyền để bảo đảm chất lượng cuộc sống người dân, bảo đảm an toàn và trật tự xã hội, bảo đảm an ninh kinh tế.

Linh Ly

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data