Cân đối vốn vẫn là bài toán nhiều nút thắt
![]() | Vốn ngân hàng là lực đẩy quan trọng cho chính sách |
![]() | Vốn ngân hàng ở nơi giao thương lớn nhất miền Tây Bắc |
![]() | Vốn ngân hàng tạo dựng nông nghiệp bền vững |
Việc cân đối lại nguồn vốn theo quy định của Thông tư 06/2016/TT-NHNN về giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống còn 50% kể từ đầu năm nay đã và đang được các NH rốt ráo triển khai. Song phải thừa nhận rằng, cân đối nguồn vốn dài hạn vẫn là áp lực khó giải toả của nhà băng.
Theo báo cáo của NHNN, phần lớn các TCTD đã thực hiện nghiêm quy định này, khi tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đã giảm xuống quanh mức 50% từ đầu năm. Trao đổi với một chuyên gia kinh tế, vị này cho rằng quy định của NHNN đưa ra là phù hợp theo thông lệ quốc tế, bởi xu hướng chung của các NH trên thế giới là chủ yếu cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế. “Nhưng cũng phải xác định đây là áp lực rất lớn của các NHTM. Vì đến đầu năm 2018, tỷ lệ này sẽ còn giảm tiếp xuống mức 40%”, ông này nhấn mạnh.
![]() |
Hạn chế “lấy ngắn nuôi dài” là thách thức mà mỗi NH phải tìm cách tháo gỡ |
Các NHTM muốn giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tất yếu phải tăng cường huy động vốn trung, dài hạn. Nhưng để thực hiện được xem ra không đơn giản. Bởi như TS-LS. Bùi Quang Tín lý giải, người dân luôn mong muốn lãi suất tiền gửi phải cao. Mà đã có kỳ vọng như vậy, thì người gửi tiền luôn muốn linh hoạt kỳ hạn gửi, ít khi chọn gửi kỳ hạn dài.
TS. Tín chia sẻ thêm: NH ở Việt Nam cũng có điểm khác biệt so với các NH trên thế giới. Đó là khi trường hợp người dân có gửi vốn trung, dài hạn, sau đó rút tiền trước hạn thì vẫn không sao cả, cùng lắm chỉ là bị tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Trong khi đó tại các NH nước ngoài, một là họ không cho rút; hai là đồng ý cho rút tiền nhưng khách hàng phải chịu phí phạt khá cao.
Cùng chung quan điểm, một chuyên gia tài chính khác cho rằng, nguồn vốn dài hạn ở Việt Nam rất ít. Phần lớn người dân gửi tiền chỉ trong ngắn hạn vì họ cho rằng lãi suất sẽ thay đổi. Chính tâm lý của đa phần người gửi tiền như thế nên khiến các NH gặp khó khăn, thậm chí chật vật khi tuân thủ quy định giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống.
Nhưng tất nhiên, quy định ở Thông tư 06 là chuyện sớm muộn và tất yếu phải thực hiện, và đó là chủ trương đúng đắn của NHNN. Vì giữ thanh khoản là chuyện sống còn của NH, nếu để NH “lấy ngắn nuôi dài” mãi thì chắc chắn thanh khoản sẽ gặp rủi ro lớn.
Đơn cử, 4 tháng đầu năm 2017 tăng trưởng tín dụng đã lên mức 4,86% - mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Cầu vốn tăng lên sẽ kéo theo việc cân đối vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tiếp tục là thách thức lớn của nhà băng. Chưa kể, việc lãi suất liên NH vẫn ở mức cao.
Theo bản tin của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sau 3 tuần giảm liên tiếp trong tháng 4/2017, đến tuần cuối tháng 4 lãi suất liên NH có xu hướng tăng mạnh với biên độ từ 0,37-1,09% ở tất cả các loại kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm tăng 0,37% lên mức 4,92%/năm; lãi suất trung bình kỳ hạn 1 tuần tăng 1,09% lên ngưỡng 4,82%/năm; lãi suất trung bình kỳ hạn 2 tuần tăng 1% lên 4,82%/năm.
Các NH đang tìm mọi cách để giảm thiểu tối đa việc cung tín dụng trung, dài hạn bị hạn chế. Chính bởi vậy, ngay từ đầu năm, không ít NH tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài để thu hút nguồn vốn. Bên cạnh đó, không ít nhà băng đưa ra mức lãi suất huy động cao thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi với các gói trung, dài hạn.
Như trung tuần tháng 3/2017, Sacombank công bố phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng VND với mức lãi suất tiền gửi lên tới 8,48%/năm cho kỳ hạn 5 năm 1 ngày (mức tiền tối thiểu 10 triệu đồng); kỳ hạn 7 năm có lãi suất 8,88%/năm. VietA Bank cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi với các kỳ hạn 6, 9, 13, 15 và 18 tháng, lãi suất cao nhất lên tới 8,2%/năm. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi của VPBank áp dụng cho khách hàng cá nhân từ ngày 9/3 cũng lên tới 9,2%/năm.
Tuy nhiên theo giới chuyên gia, các NH cần tính toán, cân nhắc để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ để huy động được vốn trung, dài hạn nhiều hơn. Chứ cũng không thể sử dụng những biện pháp tức thời như việc phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất quá cao như vừa qua.
Với việc lãi suất huy động tăng có thể kéo theo lãi suất cho vay nhích lên, theo CEO của một NHTM, là không đáng quan ngại. Ông này nhận định, việc tăng lãi suất huy động để thu hút người gửi tiền chủ yếu chỉ diễn ra ở những NH có quy mô nhỏ, chứ không phải xu hướng chung của cả hệ thống. Và bản thân các NH cũng đang nhận thức rất nghiêm túc về chấp hành quy định của NHNN.
Phó tổng giám đốc Vietcombank Phạm Thanh Hà cũng cho biết: NH hiện vẫn duy trì mức lãi suất cho vay thấp nhất 6,5%/năm với một số lĩnh vực. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của Vietcombank hiện thấp hơn 30% và không có áp lực huy động vốn cho trung, dài hạn thêm nữa. Tại VietinBank, mức lãi suất của NH từ tháng 9/2016 đến nay cũng không tăng, thời gian tới tiếp tục duy trì ổn định...
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
