agribank-vietnam-airlines

Cải cách thuế của Mỹ: Thông điệp rõ ràng, chi tiết mờ nhạt

Hồng Quân
Hồng Quân  - 
Rất nhiều phân tích cho rằng, ngay cả khi có những diễn giải chi tiết hơn thì đề xuất cắt giảm thuế của chính quyền mới cũng sẽ phải mất rất nhiều thời gian và bàn luận nữa trước khi có thể ban hành.
aa
Kế hoạch thuế 1 trang của ông Trump bị lo ngại về tính khả thi
Euro ngừng tăng, đôla Canada giảm vì Mỹ áp thuế gỗ

Cắt giảm mạnh

Giữ đúng lời hứa trong cam kết tranh cử, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tiến hành những bước đi đầu tiên trong giảm thuế cho doanh nghiệp và cá nhân. Đề xuất thuế mới được chính quyền Mỹ đưa ra ngày 26/4 với các mức cắt giảm thuế mạnh mà theo đánh giá của Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin thì đây là những "cắt giảm và cải cách thuế lớn nhất trong lịch sử của Mỹ”.

Cải cách thuế của Mỹ: Thông điệp rõ ràng, chi tiết mờ nhạt
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói về đề xuất thuế mới

Các nhà lãnh đạo Quốc hội đảng Cộng hòa chào đón đề xuất này khi cho rằng, các “gạch đầu dòng” về cắt giảm thuế này sẽ đóng vai trò là “những chỉ dẫn quan trọng” cho nỗ lực cải cách thuế của Mỹ dù sẽ phải kéo dài nhiều tháng nữa.

Trong đó đối với thuế suất cá nhân, Tổng thống Trump muốn cắt giảm mức cao nhất hiện nay (39,6%) xuống 35% và giảm từ 7 mức thuế xuống còn 3 mức. Cụ thể, các mức thuế suất cá nhân đề xuất áp dụng là: 10%, 25% và 35%. Các mức thuế suất cá nhân hiện áp dụng là: 10%, 15%, 25%, 28%, 33%, 35% và 39,6%. Đề xuất cũng kêu gọi tăng gấp đôi mức khấu trừ tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, đề xuất mới chỉ dừng lại ở những thông tin rất vắn tắt như vậy. Nhà Trắng chưa xác định mức thu nhập cụ thể của một cá nhân sẽ áp dụng theo các mức thuế trên. Bởi vậy, chưa thể nói sự thay đổi này có ý nghĩa gì nếu “quy ra thóc” đối với mỗi cá nhân.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump ban đầu kêu gọi các tỷ lệ thuế này lần lượt là 10%, 20% và 25%. Nhưng sau đó, ông ta đã sửa đổi kế hoạch của mình, và kêu gọi mức thuế cao hơn để phù hợp với những gì mà Đảng Cộng hòa mong muốn.

Đối với thuế suất doanh nghiệp, Tổng thống Trump muốn cắt giảm mạnh mức thuế doanh nghiệp cao nhất hiện nay tất cả đều xuống một mức duy nhất là 15%, đúng như những gì ông đã đề xuất trong chiến dịch tranh cử. Mức này chưa bằng 1/2 mức thuế cao nhất 35% hiện nay đối với các tập đoàn hay mức cao nhất 39,6% đối với chủ sở hữu và cổ đông của các doanh nghiệp tư nhân cỡ vừa và nhỏ.

Cùng với đó, trong nỗ lực thu được thuế từ lợi nhuận mà các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ kiếm được ở nước ngoài, chính quyền Trump cũng kêu gọi thu thuế một lần với thuế suất thấp hơn dù chưa đề xuất mức cụ thể là bao nhiêu. Hiện các công ty đa quốc gia của Mỹ đang nắm giữ khoảng 2,6 nghìn tỷ USD lợi nhuận thu được tại nước ngoài mà về mặt “kỹ thuật” thì chưa bao giờ được chuyển về Mỹ.

Đáng chú ý trong đề xuất thuế mới, các nội dung của chương trình “Thuế doanh nghiệp điều chỉnh biên giới” (BAT) không được đưa ra. Hệ thống BAT được các hạ nghị sỹ Đảng Cộng hòa đưa ra cách đây không lâu, theo đó sẽ đánh thuế doanh thu nội địa (đánh thuế các sản phẩm trong nước và hàng nhập khẩu). Kỳ vọng đặt ra khi áp dụng BAT là Mỹ sẽ tăng được doanh thu thuế, tăng sản lượng trong nước và giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.

Và nếu áp dụng mức thuế 20% theo BAT thì có thể giúp ngân sách của Mỹ tăng thu được hơn 1 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ, qua đó giúp bù đắp khi các mức thuế được cắt giảm về mức này. "Chúng tôi không nghĩ rằng hệ thống BAT có thể hoạt động dưới các hình thức đề xuất như hiện tại. Chúng tôi sẽ thảo luận với hạ nghị sỹ soạn thảo về các sửa đổi cần thiết" - Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết.

Mối lo ngân sách hụt thu

Tuy nhiên, một bức tranh “mộc” với những nét phác thảo quá sơ sài và ít thông tin về chính sách thuế mới như vậy khiến các các nhà lập pháp, thậm chí ngay trong Đảng Cộng hòa tỏ ra hoài nghi. Và có những ý kiến cho rằng, việc đề xuất nhấn mạnh vào cắt giảm thuế nhưng lại có quá ít chi tiết về cách thức mà những đối tượng chịu tác động phải trả tiền sẽ không phải là cách đóng góp mang tính xây dựng vào những cuộc thảo luận nghiêm túc về cải cách thuế hiện nay.

Một kế hoạch cải cách thuế mà dư luận vẫn coi có thể là một “hiện tượng”, một “đột phá” dưới thời ông Trump nhưng chỉ nằm vỏn vẹn trong một trang giấy, với tổng cộng chưa đến 250 từ và không có một diễn giải chi tiết nào thì đúng là mọi người có quyền hoài nghi.

Trong đó, một câu hỏi được quan tâm đặc biệt là liệu những cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân mà đề xuất đưa ra sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang lên bao nhiêu? Theo giới phân tích, chỉ khi có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi đó thì mới có thể xác định xem liệu mức thuế doanh nghiệp 15% theo đề xuất này sẽ là vĩnh viễn hay chỉ là tạm thời.

Theo một phân tích sơ bộ của Ủy ban chịu trách nhiệm về ngân sách liên bang, thay vì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kế hoạch này có thể sẽ khiến kinh tế Mỹ chịu thiệt hại ở mức từ 3 đến 7 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ tới.

Những quan điểm ủng hộ kế hoạch này thì cho rằng, để giảm thiểu tác động tiêu cực làm tăng thâm hụt ngân sách, đảng Cộng hòa sẽ dựa nhiều vào "tính năng năng động" - một phương pháp dự đoán mối liên quan giữa tăng trưởng kinh tế và thu nhập thuế mới do cắt giảm thuế. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho rằng, những thâm hụt thu ngân sách sẽ được bù đắp bằng cách lấp các lỗ hổng về thuế, như liên quan đến các khoản khấu trừ thuế, chỉ trừ những khoản từ thiện, tiết kiệm hưu trí và lãi suất thế chấp.

Đề xuất thuế này cũng ngay lập tức bị các thành viên đảng Dân chủ phản đối vì cho rằng nó sẽ làm bùng phát thâm hụt ngân sách liên bang. Lloyd Doggett, lãnh đạo đảng Dân chủ của tiểu ban về các biện pháp chính sách thuế và nhà nói: "Đề xuất cắt giảm thuế trị giá hàng nghìn tỷ USD như vậy cũng không đáng tin như tuyên bố rằng Mexico sẽ phải chi trả cho bức tường biên giới trị giá hàng tỷ USD mà Mỹ dựng lên".

Ngay trước khi đề xuất này được đưa ra, Thượng nghị sỹ Chuck Schumer của đảng Dân chủ cho biết, đảng của ông sẽ phản đối bất kỳ kế hoạch nào giảm thuế cho những người có thu nhập cao. Còn bà Nancy Pelosi - người đứng đầu đảng Dân chủ tại Hạ viện thì nhận định: “Kế hoạch này thiếu về chi tiết nhưng lại thừa về những lợi ích mang lại cho các tập đoàn lớn và các tỷ phú”.

Theo Ủy ban Liên bang về thuế, nếu không có được sự ủng hộ từ phía đảng Dân chủ, các đảng viên Cộng hòa sẽ phải tìm kiếm một cuộc bỏ phiếu đa số đơn giản về luật pháp cuối cùng - một thủ tục sẽ ngăn cản bất kỳ điều khoản nào của dự luật nếu khiến bức tranh ngân sách liên bang 10 năm bình thường bị tăng thâm hụt lên.

Các nhà kinh tế cho rằng các loại cắt giảm thuế mà chính quyền của ông Trump muốn thực hiện sẽ làm theo cách này. Nhưng nếu một cuộc bỏ phiếu như vậy không được thông qua thì những đề xuất cắt giảm có thể sẽ bị hết hạn trong vòng 3 năm.

Trong khi đó, các chuyên gia về thuế dường như “bó tay” trong phân tích về đề xuất thuế này. “Xin lỗi các bạn nhé, chúng tôi không thể nói gì về đề xuất này bởi chắc chắn là không đủ chi tiết” - Kyle Pomerleau, Giám đốc các dự án liên bang của Tax Foundation cho biết trên Twitter. Len Burman, một viện sỹ nghiên cứu thuộc Urban Institute thì so sánh ví von: "Dự thảo lần đầu tiên về cải cách thuế của Tổng thống Reagan là một tài liệu dài tới 500 trang. Còn bản thảo đầu tiên của ông Trump là gì: Vài gạch đầu dòng trên một tờ A4".

Kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay, TTCK Mỹ đã ghi nhận những mức cao kỷ lục mới mà một phần chính là do kỳ vọng những thay đổi về thuế (theo hướng giảm và thân thiện với doanh nghiệp hơn) của chính quyền ông Trump.

Tuy nhiên, với một đề xuất sơ sài, thiếu chi tiết như trên, thị trường đã phản ứng khá tiêu cực khi các chỉ số chứng khoán đã giảm đà tăng trong phiên giao dịch gần đây. Rất nhiều phân tích cho rằng, ngay cả khi có những diễn giải chi tiết hơn thì đề xuất cắt giảm thuế của chính quyền mới cũng sẽ phải mất rất nhiều thời gian và bàn luận nữa trước khi có thể ban hành.

Bởi thế, nhiều nhà đầu tư dường như tỏ ra đã chán nản với những thông tin về cải cách thuế này. “Hãy đánh thức tôi khi có một thứ gì đó thực sự được ký thành luật”, ông Greg McBride, Giám đốc phân tích tài chính của Bankrate.com nói.

Hồng Quân

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data