Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lý giải 5 dự án nghìn tỷ thiếu hiệu quả
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, 5 dự án trên đều được xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư và thực hiện hoạt động đầu tư từ những năm 2003-2008 trong nhiều lĩnh vực từ xơ sợi phục vụ công nghiệp dệt may cho đến lĩnh vực của đạm phục vụ cho sản xuất phân bón, cũng như lĩnh vực xăng ethanol... Trong từng lĩnh vực, từng dự án cụ thể do tính chất đặc thù của ngành cũng như tính chất dự án thì có những diễn biến khác nhau và kéo dài qua nhiều thời kỳ và có nhiều nguyên nhân khác nhau nên để đánh giá tổng thể là rất khó.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh |
Phân tích cụ thể, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, thứ nhất, quá trình triển khai đối với tất cả các dự án này từ sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư đều bị kéo dài so với thời hạn của dự án đầu tư đã được thẩm định và phê duyệt.
“Tôi lấy ví dụ như Dự án đạm Ninh Bình. Dự án này không những kéo dài trong quá trình đầu tư mà cho đến nay không quyết toán được đầu tư mặc dù nhà máy đã đi vào vận hành” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn chứng.
Thứ hai, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, điểm chung cho tất cả các dự án này là đều rơi vào thời điểm thị trường thế giới có những biến động, trong khi dự án đầu tư kéo dài quá lâu, dẫn đến thị trường thế giới tác động ảnh hưởng mạnh vào các nội dung cũng như việc thực hiện dự án. Cụ thể, thị trường nguyên nhiên liệu cũng như thị trường hàng hóa nói chung của thế giới đã có những biến động.
Người đứng đầu ngành Công Thương dẫn chứng, giá dầu thô từ mức hơn 100 USD/thùng, thậm chí lên đến 147 USD/thùng những năm trước 2008 nay đã giảm xuống chỉ còn khoảng hơn 40 USD/thùng. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của dự án.
Hay như, dự án về xơ sợi Đình Vũ không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm nhập ngoại được sản xuất từ nguồn của sản phẩm dầu mỏ và đã được khấu hao nên có giá thành rất thấp...
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, các Tổng công ty 91 khi được phê duyệt chủ trương đầu tư của Chính phủ đều là đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý về dự án đầu tư. Do đó, với tư cách là chủ đầu tư thì các đơn vị này phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong phê duyệt, thẩm định về phương án đầu tư cũng như những nội dung cụ thể của báo cáo khả thi và những quyết định đầu tư đó...
Về hướng xử lý các dự án đang thua lỗ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, sau khi nghe Quốc hội cho ý kiến, Chính phủ sẽ có những hướng giải quyết, tháo gỡ cũng như xử lý triệt để các dự án này. Bao gồm việc xem xét xử lý trách nhiệm cũng như bài học kinh nghiệm rút ra, đảm bảo không để tái diễn cũng như xảy ra tình trạng tương tự.
"Chúng ta đang cần phải xem xét, rút kinh nghiệm từ những dự án này, từ những bài học này để trước tiên hoàn thiện về mặt thể chế cũng như khuôn khổ pháp lý để đảm bảo phân cấp và làm rõ trách nhiệm và những quy trình để đảm bảo hiệu quả và hiệu lực quản lý, nhất là đối với đồng vốn của Nhà nước", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, cơ quan của Chính phủ, cơ quan của nhà nước quản lý và đại diện cho phần chủ sở hữu của nhà nước tại các doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên cần phải đảm bảo. Đi cùng với đó là khuôn khổ pháp lý để đảm bảo hiệu lực của cơ quan này trong quản trị vốn của Nhà nước ở tại các doanh nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển cũng như hiệu quả của phát triển trong các lĩnh vực kinh tế ngành.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
