agribank-vietnam-airlines

Bí ẩn Hoàng thành Thăng Long

Bài và ảnh Lệ Thúy
Bài và ảnh Lệ Thúy  - 
Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới, được UNESCO vinh danh vào năm 2010. Khu di sản có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm, trải dài suốt từ thời vua Lý Thái Tổ đến thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.
aa

Phòng họp dưới lòng đất

Nơi đây từng là trung tâm của Cấm thành, là Hoàng thành Thăng Long trải qua các triều đại Lý – Trần – Lê, từng là trụ sở của Trấn Bắc thành Thời Nguyễn và sau này nơi đây cũng chính là sở chỉ huy, tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Quả là một vùng đất thiêng, là chứng nhân quan trọng của chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng.

Bí ẩn Hoàng thành Thăng Long

Di tích Nhà D67, tên đầy đủ là Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương-nơi làm việc của cơ quan Tổng hành dinh trong chiến tranh năm 1967. Trong di tích có Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phòng làm việc của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đây là một trong những công trình kiến trúc quân sự ít ỏi trong kháng chiến chống Mỹ.

Nhìn bề ngoài, Nhà D67 là một ngôi nhà mái bằng bình thường nhưng khi vào bên trong, yếu tố quân sự mới hiện rõ với tường dày 0,6m, cách âm, cửa có 2 lớp. Lớp ngoài bằng thép tấm dày 1cm. Trên mái có 1 lớp cát, cản được mảnh rốc-két và mảnh bom thông thường.

Hành lang sau thông với hai cửa xuống hầm ngầm. Cửa hầm làm bằng thép tấm. Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có 4 cửa; các phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của Đại tướng Văn Tiến Dũng có 2 cửa. Khi xảy ra sự cố, có thể nhanh chóng thoát ra ngoài hoặc xuống hầm ngầm. Hầm D67 (hầm Quân ủy Trung ương) được xây dựng năm 1967 cùng với Nhà D67. Hầm sâu 9m, được xây dựng kiên cố để chống bom. Hầm có 3 tầng cầu thang lên xuống.

Cầu thang phía Nam thông với Nhà con rồng, hai cầu thang phía Bắc thông với Nhà D67. Đây là nơi họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương khi cần thiết và là phần quan trọng trong kết cấu Nhà D67. Trong 7 năm, ngôi nhà đã bảo đảm an toàn cho các cơ quan quân sự cao cấp làm việc, hoạch định chủ trương, chỉ đạo tổ chức thực hiện thắng lợi giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hầm chỉ huy tác chiến

Một căn hầm bí mật khác trong khuôn viên khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ít người biết chính là Hầm chỉ huy tác chiến nằm bên dưới tòa nhà Cục Tác chiến. Đây là căn hầm chỉ huy tác chiến được xây dựng trong 2 năm (1964 – 1965), được đánh giá là một trong những kiến trúc kiên cố, hiện đại nhất lúc bấy giờ. Kết cấu hầm nửa nổi nửa chìm bằng bê tông nguyên khối với khối lượng khoảng 1.000 m3; nóc nhô lên khỏi mặt đất 1,4m; tường dày 40cm. Hầm chỉ huy tác chiến có hệ thống lọc bụi, chống nhiễu, hệ thống điều hòa và có khả năng chống được bom nguyên tử.

Với diện tích 65m2, căn hầm chia làm 3 phòng: Phòng giao ban tác chiến, phòng trực ban tác chiến và phòng thông hơi lọc độc lọc sạch. Lớn nhất là phòng trực ban tác chiến có diện tích khoảng 34m2. Phòng trực ban tác chiến với 4 cabin (mỗi cabin chỉ huy một mặt trận, được trang bị 3 máy điện thoại do một người trực đảm trách), hệ thống tiêu đồ xác định vị trí máy bay của cả ta và Mỹ phục vụ công tác chỉ huy tác chiến, bản đồ chiến sự, hệ thống thông tin liên lạc, còi báo động, loa phóng thanh thông báo máy bay địch.

Các kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Chủ tịch gọi hỏi; theo dõi tình hình chiến sự toàn chiến trường miền Bắc cũng như chiến trường Đông Dương; đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu các phương án tác chiến...

Hai phòng còn lại là phòng đặt trang thiết bị, động cơ lọc độc lọc sạch có diện tích 10m2 gần cửa hầm ở hướng Nam và phòng giao ban tác chiến có diện tích 20m2 gần cửa hầm phía Đông. Đây là nơi các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội đến làm việc, chỉ huy chống cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Dưới hầm còn lưu lại khá nhiều hiện vật quý như: Sổ nhật ký công tác, đồ dùng sinh hoạt (ấm chén, đèn bão, quạt...), quân tư trang...

Bảo tàng khảo cổ học đầu tiên của Việt Nam

Cùng với đó, phòng “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm tòa nhà Quốc hội” được xem là bảo tàng khảo cổ học đầu tiên của Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/5/2016. 400 di vật và gần 10 di tích khảo cổ hiện đang được lưu giữ, trưng bày tại đây hầu hết được Viện Khảo cổ học khai quật được trong hai năm 2008-2009. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 140 di tích cùng với hàng chục ngàn di vật khảo cổ của nhiều thời kỳ chồng xếp, đan xen nhau.

Đây là phát hiện quan trọng, phản ánh sinh động lịch sử phát triển lâu dài, liên tục của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long suốt 1.300 năm. Khu trưng bày được cấu trúc theo lát cắt địa tầng, theo diễn biến thời gian từ xưa lại gần và nội dung được thể hiện lồng ghép, đan cài giữa các di tích và di vật.

Tham quan khu trưng bày đặc biệt này, du khách sẽ đi từ tầng hầm 2, nơi có vị trí sâu hơn. Tại đây, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng các di tích, di vật của thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ 7-10) với diện tích gần 2.000m2. Di tích nền móng kiến trúc, giếng nước nguyên gốc, mộ ngựa, được trưng bày dưới mặt sàn vô cùng sinh động.

Điều khiến các du khách vô dùng thích thú là được khám phá những dấu tích của 17 công trình kiến trúc gỗ, 7 giếng nước và nhiều di vật, đồ dùng sinh hoạt từ thời Đại La, hoặc kiến trúc gỗ thời Đinh - Tiền Lê. Trong đó, nổi bật nhất là tấm phù điêu “Bình Minh Thăng Long” có kích thước hơn 15m2 được tạo dựng bởi hàng ngàn viên gạch, ngói được khai quật từ thời Đại La, Đinh, Lý, Trần, Lê.

Tiếp đến, du khách sẽ di chuyển lên tầng hầm 1, diện tích gần 1.700m2, để tham quan không gian trưng bày những di tích, di vật Thăng Long. Nổi bật nhất là những mô phỏng về kiến trúc cung điện thời Lý, được tái tạo giống như bối cảnh khai quật. Mặt bằng kiến trúc được trình diễn bằng hệ thống 42 đèn cột ánh sáng, để gợi mở cho công chúng hình dung về 42 cột gỗ của một công trình kiến trúc Cung điện thời Lý.

Không chỉ được tham quan các di vật, di tích, khách còn được tìm hiểu về lịch sử, khảo cổ thông qua các bộ phim mô phỏng 3D hiện đại. Bảo tàng thiết kế đường đi bằng kính dày, trong suốt, dưới đó là những mô tả công trường khai quật Hoàng thành khiến người xem như đang được ở trong trung tâm khai quật.

Hiện nay, Bảo tàng dưới chân tòa nhà Quốc hội chưa mở cửa phục vụ đại trà nhưng đây hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn bậc nhất Thủ đô mà bất cứ “thượng đế” nào cũng muốn được đặt chân đến. Và hành trình khám phá Hoàng thành Thăng Long qua 3 công trình dưới lòng đất chắc chắn sẽ mang đến cho du khách rất nhiều cảm xúc.

Bài và ảnh Lệ Thúy

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data