agribank-vietnam-airlines

Áp lực khi vốn ngoại dồn vào nhiệt điện

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Các địa phương khu vực Tây Nam bộ lúng túng phát triển hơn 20 nhà máy nhiệt điện đốt than
aa
Điều chỉnh một số dự án nhà máy nhiệt điện
Triển khai 2 dự án nhà máy nhiệt điện tại Bắc Giang và Lào Cai
Nhiệt điện và những ẩn phí

Đầu năm 2016, Chính phủ đã điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (QHĐ VII). Theo đó, tổng công suất nhà máy điện than được giảm 5,3% so với quy hoạch trước đó, chỉ còn chiếm khoảng 42,7% tổng công suất nguồn phát điện.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng việc quy hoạch tập trung gần 30 nhà máy điện than tại khu vực “vựa lúa” ĐBSCL đến năm 2030 là một chọn lựa ẩn chứa quá nhiều nguy cơ cho môi trường sinh thái và gây thiệt hại cho kinh tế toàn vùng.

Áp lực khi vốn ngoại dồn vào nhiệt điện
Từ nay đến 2020 mỗi năm Việt Nam sẽ có thêm một nhà máy điện than

Cửa hẹp cho sự chọn lựa

Cuối tháng 9/2016, tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận rút Dự án Nhiệt điện Cái Cùng trên địa bàn tỉnh ra khỏi QHĐ VII nhằm bảo đảm môi trường cho nuôi trồng thủy sản.

Đề xuất của tỉnh Bạc Liêu lập tức được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh bởi ông cho rằng nếu so sánh giữa việc phát triển nhà máy điện than tại địa phương này với việc đẩy mạnh “mũi nhọn” sản xuất - chế biến tôm thì lựa chọn thứ hai là hướng đi bền vững và phù hợp hơn. Ngoài ra, khi không phát triển điện than, tỉnh Bạc Liêu vẫn có thể tiếp tục phát triển các dự án điện gió nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện bởi địa phương này có nguồn gió biển khá dồi dào.

Tuy nhiên, không phải tỉnh nào cũng có được những lợi thế như tỉnh Bạc Liêu để “thẳng thừng” từ chối các dự án nhiệt điện.

Theo QHĐ VII, từ nay đến năm 2030, dọc theo tuyến sông Hậu (từ Cần Thơ xuống Hậu Giang ra đến cửa biển giữa hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh) sẽ được xây dựng khoảng 15 nhà máy nhiệt điện đốt than. Ngoài ra, tại Long An, Tiền Giang cũng được xây dựng thêm 3 nhà máy nhiệt điện khác.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải thích rằng, việc quy hoạch nhiều dự án nhiệt điện đốt than tại ĐBSCL là giải pháp “đặng chẳng đừng” vì không còn cách nào khác để tăng sản lượng điện. Theo EVN, hiện nay nhu cầu tiêu thụ điện ở khu vực miền Nam chiếm khoảng 50% nhu cầu của cả nước. Tuy nhiên, khả năng đầu tư xây dựng các nhà máy phát điện dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) hoặc từ các phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, bã mía… là không có nhiều triển vọng.

Đơn cử, từ năm 2011 đến nay đã có hàng trăm dự án điện gió được kêu gọi đầu tư tại các tỉnh Nam Trung bộ và ĐBSCL nhưng mới chỉ có 3 dự án được hoàn thành và bắt đầu bán điện (gồm 2 dự án tại Bình Thuận và 1 dự án tại Bạc Liêu), tổng công suất điện gió góp vào lưới điện chưa tới 60 MW.

Trong khi đó, việc xây dựng các nhà máy điện từ vỏ trấu và bã mía cũng không mấy lạc quan. Tính đến nay mới chỉ có 1 nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại KCN Trà Nóc 2 (Cần Thơ) hoàn thành và đi vào hoạt động với công suất 2 MW. Các dự án khác tại An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp… với mức đầu tư hàng chục triệu USD vẫn chưa hoàn thành.

Thách thức năng lực từ chối FDI

Xét ở góc độ địa phương, dù biết rằng việc phát triển điện than đi liền với những hệ lụy về môi trường (phát sinh từ ảnh hưởng của nguồn xỉ than và khí bụi độc hại do các nhà máy điện xả thải) nhưng việc từ chối các dự án nhiệt điện lại là một điều không dễ dàng thực hiện.

Dưới áp lực thiếu điện cộng với những cam kết đầu tư hàng tỷ USD của các đối tác nước ngoài vào các dự án, đặt các địa phương vào tình cảnh “bỏ thì tiếc, chọn thì lo”. Thực tế để ra được quyết định bỏ dự án Nhiệt điện Cái Cùng, tỉnh Bạc Liêu đã phải mất hơn một năm bàn đi bàn lại giữa các sở, ngành và các đối tác Nhật Bản. Bởi việc bỏ dự án này cũng đồng nghĩa rằng địa phương chấp nhận bỏ cơ hội thu hút gần 600 triệu USD vào lĩnh vực năng lượng. Trong khi nguồn vốn FDI này đáng ra đã có thể là động lực để địa phương hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung ứng điện.

Thực tế cho thấy, trong vòng hơn một năm trở lại đây, lĩnh vực nhiệt điện thu hút khá lớn nguồn vốn FDI. Ghi nhận tại các tỉnh, thành phía Nam cho thấy, mặc dù đến thời điểm này các nhà máy nhiệt điện đốt than như: Sông Hậu 2 (Hậu Giang), Kiên Lương (Kiên Giang), Long An 1 (Long An), Long Phú 2 (Sóc Trăng), Duyên Hải 3 (Trà Vinh)… dù mới chỉ đi vào giai đoạn công bố đầu tư nhưng hàng loạt các tập đoàn lớn đến từ Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ như: Janakuasa Sdn. Bhd, Tata, Posco Energy, Samsung, Daewoo E&C… đã “đặt cọc” cam kết đầu tư hàng vài tỷ USD vào mỗi dự án.

Quan sát tại Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng - các địa phương dự kiến sẽ phát triển từ 3-4 nhà máy điện than mới trong giai đoạn 2017-2020 - cho thấy, mặc dù người dân ở các vùng quy hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện tỏ ra hết sức lo lắng, hầu hết các phân tích đều phản đối phương án xây dựng các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, ngoài tỉnh Bạc Liêu là tỉnh đầu tiên kiến nghị bỏ dự án nhiệt điện Cái Cùng, các địa phương khác đến thời điểm này vẫn chưa có quyết định cụ thể về việc chọn nhiệt điện hay chọn phát triển các vùng chuyên canh lúa, tôm, hoa màu và cây ăn trái.

Hầu hết các địa phương đều đang rơi vào vòng luẩn quẩn: muốn tái cơ cấu nông nghiệp thì cần đáp ứng đủ nguồn điện, nhưng nếu phát triển điện than thì lại rơi vào nguy cơ phá vỡ sinh thái môi trường, tăng các nguy cơ thiếu nước sạch, giảm năng suất, sản lượng nông sản.

Chưa kể rằng, các dự án điện than mọc lên dày đặc sẽ dẫn tới việc phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu. Khi đó giá thành sản xuất điện bị đội lên cao, các nhà máy điện hoạt động không hiệu quả dẫn tới tình trạng điện vẫn thiếu mà tăng trưởng kinh tế địa phương lại có khả năng sụt giảm do tác hại từ việc chọn điện than thay vì chọn nông sản, thủy sản vốn là những thế mạnh của vùng.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data