Áp lực bán gia tăng khiến thị trường rơi vào trạng thái giao dịch giằng co
![]() | Chứng khoán chiều 3/3: Cổ phiếu penny đồng loạt tăng kịch trần |
![]() | Chứng khoán sáng 3/3: Áp lực bán đè nặng lên thị trường |
![]() |
Thị trường rơi vào trạng thái giao dịch giằng co |
Điểm đáng chú ý là sự phân hóa ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, điển hình là ở nhóm cổ phiếu bluechip, khi CTG, BCM, VRE, NVL, PNJ… tăng điểm thì VIC, VHM, VCB, SAB, GVR… điều chỉnh khiến thị trường giao dịch khá lình xình.
Nhóm cổ phiếu ngành thủy sản là điểm sáng của thị trường trong phiên hôm nay khi VHC, FMC, CMX, ACL… đều tăng điểm khá tích cực, thậm chí ANV và IDI còn tăng hết biên độ. Bên cạnh đó, sắc xanh ở nhóm cổ phiếu ngành thép như HPG, HSG, POM, NKG… cũng hỗ trợ tích cực cho thị trường chung.
Tuy nhiên, xu thế phân hóa ở hầu hết các nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, dầu khí… khiến thị trường không thể bứt phá.
Thanh khoản vẫn đang được duy trì ở mức cao dù trạng thái nghẽn lệnh cuối phiên vẫn tiếp diễn, tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị gần 500 tỷ đồng. Cụ thể trên HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng khá mạnh với 11,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 471,95 tỷ đồng. Lực bán của khối ngoại tập trung vào các Bluechips như CTG, VNM, VIC, VHM… Trên HNX, khối ngoại cũng có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp với 7,6 tỷ đồng. Còn trên UPCoM, khối ngoại cũng bán ròng 9,8 tỷ đồng.
Nhận định thị trường cơ sở, các chuyên gia phân tích chứng khoán cho biết, chứng khoán châu Á hồi phục sau phiên giảm điểm hôm qua, bất chấp chỉ số PMI của Trung Quốc suy giảm. Tuy nhiên, thị trường trong nước lại có phiên giao dịch tương đối lình xình khi VN-Index liên tục giằng co quanh mốc mở cửa. Sự phân hóa rộng khắp thị trường, đặc biệt là trong nhóm cổ phiếu lớn khiến thị trường chưa thể bứt phá khỏi trạng thái hiện tại.
Về kỹ thuật, lực cung gia tăng trong khi dòng tiền chưa thực sự bứt phá khiến trạng thái giao dịch của thị trường khá lình xình. Dù các chỉ báo về kỹ thuật như MACD, RSI, ROC… vẫn duy trì tín hiện tích cực về xu thế tăng hiện tại nhưng chỉ báo MFI, CMF… lại cho thấy sự suy giảm của dòng tiền trên thị trường.
Nhiều khả năng, VN-Index sẽ tiếp tục giằng co mạnh dưới ngưỡng 1.200 điểm trong một vài phiên tới. Do vậy, nhà đầu tư ưu tiên giữ vị thế quan sát, tăng cường quản trị rủi ro danh mục và chưa nên giải ngân mới nếu không có tín hiệu tích cực từ dòng tiền trong các phiên tới.
Dưới góc nhìn của mình, đại diện Công ty CP Chứng khoán MBS cho biết, thị trường trong nước có thêm một phiên giao dịch thuận lợi và có nhiều cơ hội để bứt qua ngưỡng đỉnh ngắn hạn 1.200 điểm trong phiên ngày mai. Thanh khoản tiếp tục giữ ở mức cao cùng độ rộng thị trường đã được cải thiện rõ nét, dòng tiền có sự dịch chuyển sang nhóm midcap và smallcap bất chấp khối ngoại bán ròng.
Theo MBS, khi diễn biến thị trường có những dấu hiệu khiến nhà đầu tư có cảm giác không chắc chắn thì thị trường lại "khỏe" bất ngờ cùng với thanh khoản giữ ở mức cao.
"Phiên hôm nay là một trong những phiên như vậy, khi cả thị trường tưởng chừng như chỉ số VN-Index sẽ quay về kiểm nghiệm ngưỡng 1.150 điểm sau phiên hôm qua thì thị trường tiếp tục được kéo lên và giữ vững mốc 1.185 điểm. Về mặt tâm lý, phiên tăng hôm nay sẽ mang lại hy vọng cho thị trường sẽ bước vào sóng tăng tiếp diễn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý khi thị trường có thể cần test lại quanh mốc ngắn hạn này và những phiên điều chỉnh có thể xảy ra để tạo đà bứt phá cho xu hướng tăng tiếp diễn", MBS khuyến nghị.
Liên quan đến thị trường chứng khoán phái sinh, các hợp đồng phái sinh đều đóng cửa tăng điểm trong phiên ngày hôm nay. Hợp đồng F2103 tăng 5,5 điểm lên 1.199,5 điểm. Điểm basic hợp đồng này mở rộng trạng thái dương lên 3,9 điểm, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá tích cực.
Trên thị trường cơ sở, chỉ số VN30-Index biến động khá giằng co khi tiến sát lên vùng 1.200 điểm. Dòng tiền vào thị trường đang có dấu hiệu chững lại khi chỉ số đang giao dịch ở vùng đỉnh cũ, khiến thanh khoản liên tục suy giảm. Chỉ báo MACD vẫn duy trì trên đường signal. Điều này cho thấy dư địa tăng của chỉ số vẫn còn.
Tuy nhiên, nhịp tăng/giảm đan xen sẽ liên tục xuất hiện trong quá trình chỉ số thử thách ngưỡng 1.200 điểm. Do vậy, nhà đầu tư giữ vị thế quan sát thị trường, chỉ mở mới vị thế Long mới nếu chỉ số vượt qua ngưỡng thử thách trên với sự gia tăng mạnh của dòng tiền.
Tin liên quan
Tin khác

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Việt Nam trải qua phiên giao dịch giảm mạnh nhất lịch sử
![[Infographic] Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 3/2025](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/03/16/infographic-thi-truong-trai-phieu-chinh-phu-thang-32025-20250403162251.png?rt=20250403162315?250403044101)
[Infographic] Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 3/2025

Chứng khoán phái sinh tháng 2/2025: Khối lượng giao dịch giảm 9,06%

Thị trường niêm yết HNX tháng 2: Giá trị giao dịch bình quân tăng 40%

Thị trường UPCoM tháng 2: UPCoM-Index tăng 5,6%

Cổ phiếu CST của Than Cao Sơn-TKV chính thức lên sàn HNX
