Ấn Độ có khả năng giảm giá sàn xuất khẩu của gạo basmati
Gạo Việt khẳng định vị thế trên thị trường thế giới Tính toán giá sàn và trợ vốn cho xuất khẩu gạo Tập trung vốn, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thu mua chế biến, tạm trữ lúa gạo |
![]() |
Một cửa hàng gạo ở Bangalore, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Các nguồn tin chính phủ và trong ngành ngày 24/10 cho biết Ấn Độ dự kiến sẽ giảm giá sàn đã đặt ra cho gạo basmati xuất khẩu, sau khi những người nông dân và nhà xuất khẩu phàn nàn rằng điều này gây thiệt hại cho thương mại.
Các nguồn tin giấu tên cho biết chính phủ có thể sẽ hạ giá sàn, hay giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) đối với gạo basmati, từ mức 1.200 USD/tấn xuống còn 950 USD/tấn.
Ấn Độ đã áp đặt mức MEP 1.200 USD/tấn đối với gạo basmati xuất khẩu trong tháng 8/2023 để hạn chế giá trong nước trước các cuộc bầu cử quan trọng ở các bang.
Thời điểm cắt giảm MEP dự kiến sẽ diễn ra khi vụ thu hoạch vụ mới đến, song ngày 14/10 chính phủ cho biết họ sẽ duy trì mức này cho đến khi có thông báo mới, khiến nông dân và các nhà xuất khẩu tức giận vì cho rằng vụ thu hoạch mới đã dẫn đến giá trong nước giảm.
Các nhà chức trách sau đó cho biết họ đang tích cực xem xét MEP.
Ấn Độ và Pakistan là những nước trồng gạo basmati duy nhất. New Delhi xuất khẩu hơn 4 triệu tấn gạo basmati, loại ngũ cốc dài cao cấp nổi tiếng nhờ hương thơm, sang các nước như Iran, Iraq, Yemen, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Mỹ.
Chủ tịch Liên đoàn các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, Prem Garg, cho biết quyết định hạ MEP sẽ giúp ích cho cả nông dân và nhà xuất khẩu đang phải chịu thiệt hại do mức MEP 1.200 USD/tấn.
Quan chức này cho biết MEP đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại đến mức các nhà xuất khẩu đã ngừng mua gạo từ nông dân.
Vijay Setia, nhà xuất khẩu hàng đầu từ bang Haryana phía bắc cho biết, quyết định này sẽ giúp nối lại hoạt động buôn bán gạo basmati.
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cũng đã hạn chế xuất khẩu các loại gạo không phải basmati.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
