agribank-vietnam-airlines

Giá gạo biến động: Doanh nghiệp cần thích ứng nhanh

Hải Yến
Hải Yến  - 
Bộ Công Thương khuyến cáo, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường gạo thế giới để có những điều chỉnh kịp thời.
aa

Giá gạo lao dốc, giao dịch chậm

Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, thị trường gạo trong nước chứng kiến giao dịch trầm lắng, giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm. Điều này khiến nhiều người bất ngờ, đặc biệt sau những tín hiệu tích cực về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong 2 tuần đầu năm 2025.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ tháng 12/2024 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm. Cụ thể, ngày 8/1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ còn 460 USD/tấn, giảm khoảng 60 USD/tấn chỉ trong một tháng. Nguyên nhân chính do nhu cầu yếu từ các thị trường lớn như Indonesia và Philippines, cùng với việc Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo với giá rẻ hơn. Điều này tác động đến thị trường trong nước khiến giá lúa trong nước giảm, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nông dân và thương lái.

Giá gạo biến động: Doanh nghiệp cần thích ứng nhanh
Ảnh minh họa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, hiện gạo nguyên liệu IR 504 giảm 250 đồng, dao động ở mức 7.650 -7.750 đồng/kg, gạo thành phẩm IR 504 giảm 200 đồng dao động ở mức 9.500 -9.700 đồng/kg.

Sự biến động thất thường của giá lúa gạo đã khiến người mua và người bán đều trở nên thận trọng. Điều này được thể hiện rõ qua hoạt động giao dịch ở nhiều địa phương. Tại Sóc Trăng, dù nguồn cung dồi dào nhưng tâm lý chờ đợi giá tăng của nông dân khiến giao dịch diễn ra khá chậm.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, việc giá gạo không thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài là quy luật tất yếu của thị trường. Khi nguồn cung vượt cầu, giá sẽ có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, sản lượng gạo dồi dào trên toàn cầu, đặc biệt là từ các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Pakistan, cũng góp phần đáng kể vào việc hạ nhiệt thị trường gạo thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Xuất khẩu gặp khó khăn

Về lâu dài, tình hình này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2025 sẽ gặp nhiều thách thức do sự quay trở lại mạnh mẽ của gạo Ấn Độ trên thị trường quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Thành, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV nhận định, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2025 sẽ gặp nhiều thách thức. Sau một năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, dư địa để tiếp tục đà tăng này là rất hạn hẹp. Cùng với đó, giá gạo Việt Nam đang ở mức cao trước thềm vụ thu hoạch mới cũng khiến nhiều nhà nhập khẩu chuyển hướng sang các nguồn cung khác có giá cạnh tranh hơn.

Trước tình hình giá gạo biến động mạnh, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tăng cường nguồn cung bằng cách thu mua gom gạo nguyên liệu. Ông Thành cho biết, Công ty mua gom hàng trăm tấn gạo/ngày để đảm bảo nguồn hàng ổn định thực hiện kế hoạch xuất khẩu 4.000 tấn trong năm nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tập trung xây dựng kho dự trữ lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt và kịp thời.

Nhiều doanh nghiệp không chỉ tích cực tham gia thu hoạch mà còn chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ tập trung số lượng sang nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh việc mở rộng thị trường truyền thống, các doanh nghiệp đã hướng tới các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia. Chìa khóa thành công nằm ở việc áp dụng phương pháp canh tác bền vững, giảm phát thải để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bộ Công Thương khuyến cáo, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường gạo thế giới để có những điều chỉnh kịp thời. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo toàn cầu năm nay sẽ đạt mức kỷ lục mới, vượt qua 53 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn so với dự báo trước đó.

Ông Trần Thanh Hải cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng gạo, song song với việc đa dạng hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp Việt nên tập trung vào các thị trường truyền thống như Philippines và Indonesia, đồng thời không ngừng xây dựng và củng cố thương hiệu gạo Việt trên trường quốc tế. Cụ thể, Bộ Công Thương cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và quảng bá sản phẩm gạo Việt. Ngành tài chính cần nhanh chóng hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giúp các doanh nghiệp tăng cường nguồn vốn lưu động và khả năng cạnh tranh.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Sau đợt lao dốc trong tuần, giới đầu tư hiện đang đặt câu hỏi lớn rằng, liệu vàng có thể tìm điểm tựa ổn định quanh 3.050 USD/oz, hay áp lực bán tháo sẽ kéo kim loại quý này rơi tự do về ngưỡng thấp hơn? Các chuyên gia chia rẽ quan điểm, người kỳ vọng phục hồi, kẻ lo ngại điều chỉnh sâu, khiến tuần tới trở thành tâm điểm chú ý của thị trường kim loại quý này.

Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư chốt lời và bán vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác.
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Trước sự thay đổi của thị trường, các trung tâm thương mại (TTTM) và khu phố thương mại (KPTM) ngày càng khẳng định vai trò tiên phong, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xu hướng bán lẻ hiện đại tập trung vào các tổ hợp quy mô lớn, tích hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí và sự kiện, thu hút lượng khách ổn định. Mô hình này không chỉ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn nâng tầm trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data