4 khía cạnh chuyển đổi số mà ngành Ngân hàng cần thúc đẩy trong thời gian tới
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khẳng định ngành Ngân hàng luôn đi đầu trong chuyển đổi số, đi đầu trong triển khai thành công các nền tảng quản lý và hiện đại hóa ngân hàng.
Việc hình thành hệ sinh thái và kết nối hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, vận hành và quản lý cùng với các nền tảng số quốc gia như Nền tảng định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an; Hệ thống hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính cấu thành nên hạ tầng quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số nền kinh tế. Quan trọng hơn, chuyển đổi số giúp cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, hưởng lợi từ các dịch vụ số cơ bản, thiết yếu. Theo Bộ TT&TT, các dịch vụ này đã tích hợp sâu rộng để đảm bảo giao dịch số của các ngành, lĩnh vực khác được thực hiện xuyên sốt, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và thúc đẩy các giao dịch xuyên biên giới.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phát biểu tại sự kiện |
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng trong thời gian tới cần được xem xét, thúc đẩy qua 4 khía cạnh. Cụ thể:
Thứ nhất, dữ liệu đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế, ngành Ngân hàng có nhiều dữ liệu, do đó, cần phải khai thác hiệu quả thông qua thí điểm, xây dựng các quyết định pháp lý liên quan... Điều này sẽ giúp tạo nên nhiều giá trị cho ngành Ngân hàng nói riêng và hoạt động của nền kinh tế nói chung. Nếu không có sự hỗ trợ đầy đủ của dữ liệu, các ứng dụng thực tế, công nghệ của ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ chưa đạt yêu cầu về chuyển đổi số.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ số trong toàn ngành Ngân hàng chính là phương tiện kỹ thuật quan trọng trong chuyển đổi số ngành Ngân hàng sang quản trị số và cung cấp dịch vụ dựa trên dữ liệu. Bộ TT&TT đề nghị NHNN xem xét triển khai một số nội dung liên quan như: AI (trí tuệ nhân tạo) ứng dụng trong dữ liệu, điều hành chính sách tiền tệ; xây dựng hệ thống kết nối online để phục vụ công tác quản lý nhà nước và đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng an toàn, hiệu quả…
Thứ ba, mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ sự phát triển nhanh bền vững hoạt động của ngân hàng trong bối cảnh linh hoạt, hiệu quả và tối ưu chi phí ngày càng quan trọng. Bộ TT&TT góp ý chuyển đổi số ngành Ngân hàng cần nâng cao năng lực quản trị số của NHNN và các cơ quan quản lý tài chính khi đưa ra các quyết sách dựa trên dữ liệu.
Thứ tư, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin là nền tảng cho chuyển đổi ngành Ngân hàng. Tình hình tấn công vào hệ thống cũng như đánh cắp thông tin của người dùng trên các nền tảng trực tuyến ngày càng gia tăng và có chiều hướng phức tạp, đặc biệt là về vấn đề chiếm quyền hệ thống thông tin đe dọa nghiêm trọng đến các ngân hàng và nền kinh tế.
Bộ TT&TT đề nghị ngành Ngân hàng quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng tại Công điện số 33/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng về nâng cao năng lực phòng thủ, quản trị rủi ro, bảo vệ dữ liệu khách hàng...
Ngành Ngân hàng cũng cần hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan chức năng để xây dựng hệ sinh thái số an toàn, lành mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số
