Nhiều chỉ tiêu về chuyển đổi số ngành Ngân hàng đã tiệm cận hoặc vượt mục tiêu đặt ra
Ông Phạm Anh Tuấn cho biết, thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia, toàn ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch chuyển đổi số. Tính theo bình quân toàn Ngành, nhiều chỉ tiêu đã tiệm cận hoặc vượt mục tiêu đặt ra đến năm 2025.
Cụ thể, tại NHNN, 100% các thủ tục hành chính đủ yêu cầu được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công toàn trình và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; trên 90% hồ sơ công việc được xử lý và lưu trữ trên môi trường số (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Đến cuối năm 2023, đã có 87,08% người trưởng thành tương ứng 182 triệu tài khoản thanh toán vượt kế hoạch đặt ra tại Quyết định 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
![]() |
Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) chia sẻ những thông tin liên quan đến chủ đề kết quả thực hiện các mục tiêu đặt ra tại Quyết định 810/CĐ-NHNN |
Bên cạnh đó, tại các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 80% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường số; 55% nghiệp vụ ngân hàng được số hóa hoàn toàn; 49% khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; 66% số lượng giao dịch của khách hàng thực hiện trên môi trường số; 17 TCTD đã số hóa hoàn toàn với các dịch vụ cho vay cá nhân, nhỏ lẻ.
Để có thể đạt được các kết quả trên, toàn ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo tại Kế hoạch chuyển đổi số theo các trụ cột.
Thứ nhất về chuyển đổi nhận thức, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số do Thống đốc NHNN làm Trưởng ban; đến nay 88% ngân hàng thương mại đã ban hành Chiến lược chuyển đổi số; NHNN đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy chuyển đổi số, thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bằng phương tiện điện tử,... trong đó trình Chính phủ Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt.
Thứ hai, ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát lĩnh vực ngân hàng, quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, định danh và xác thực điện tử...; các văn bản quy phạm pháp luật mở tài khoản tiết kiệm, thẻ ngân hàng, bảo lãnh, nhận tiền gửi, cho vay... bằng phương tiện điện tử; quy định áp dụng biện pháp xác thực giao dịch bằng yếu tố sinh trắc học; ban hành Chiến lược phát triển các hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2030.
Thứ ba, hạ tầng phục vụ chuyển đổi số luôn được nâng cấp, hoàn thiện đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn. Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng thực hiện bình quân 830 nghìn tỷ đồng/ngày. Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch/ngày. Mạng lưới ATM, POS bao phủ khắp các tỉnh, thành phố. Việt Nam hoàn thành kết nối thanh toán QR code xuyên biên giới với Thái Lan, Campuchia, và sắp tới là tại Lào.
Hạ tầng thông tin tín dụng cập nhật dữ liệu tự động, mở rộng thu thập và cập nhật dữ liệu trong và ngoài ngành; nâng hồ sơ dữ liệu lên gần 55 triệu hồ sơ; tỷ lệ tự động hóa, cung cấp thông tin đạt trên 98%; các TCTD nghiên cứu, ứng dụng đa dạng các công nghệ mới trong phân tích, dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa hành trình, trải nghiệm khách hàng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tức thời cho khách hàng.
Thứ tư, NHNN đã ban hành ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0; ứng dụng công nghệ trong công tác xử lý văn bản, quản trị điều hành.
Thứ năm, các TCTD tiếp tục đẩy mạnh tích hợp, kết nối mở rộng với các ngành, lĩnh vực khác để thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện, an toàn tiện lợi, tiết giảm chi phí cho khách hàng. 57% các ngân hàng đã thí điểm và triển khai rộng rãi mô hình chi nhánh tự phục vụ cho phép khách hàng tự xử lý các giao diện và tăng tính tương tác với ngân hàng.
Thứ sáu, hạ tầng lưu trữ, quản trị dữ liệu mới được nâng cấp hỗ trợ công tác quản lý và phát triển sản phẩm dịch vụ; hơn 70% các TCTD đã và đang triển khai hệ thống Data warehouse; hơn 40% các TCTD đã và đang triển khai hệ thống Data lake hỗ trợ quản lý… các dịch vụ. Ngành Ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai Đề án 06 để làm sạch, định danh và xác thực khách hàng và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Thanh toán cũng cho biết, hệ thống công nghệ thông tin của các TCTD đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thời đạt các chứng chỉ quốc tế về đảm bảo an toàn bảo mật, tăng cường an ninh, phòng, chống các rủi ro tấn công an ninh mạng. Các TCTD ưu tiên bố trí nguồn lực cho chuyển đổi số và áp dụng chính sách đặc thù thu hút nhân lực cho chuyển đổi số; đồng thời chú trọng hợp tác các tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt về lĩnh vực chuyển đổi số.
![]() |
Theo ông Phạm Anh Tuấn, chuyển đổi số ngân hàng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ nhưng phía trước vẫn còn nhiều thách thức. Phát huy những kết quả nêu trên, dự kiến trong thời gian tới, NHNN sẽ ưu tiên tập trung vào một số công việc.
Thứ nhất, rà soát đánh giá kết quả, thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định 810/QĐ-NHNN để sớm đạt được những mục tiêu đặt ra cho toàn Ngành.
Thứ hai, tập trung hoàn thiện thể chế, phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan đẩy nhanh việc rà soát, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng.
Thứ ba, tiếp tục triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNN.
Thứ tư, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các hạ tầng công nghệ và và chú trọng công tác đảm bảo an ninh an toàn và bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngân hàng.
Thứ năm, thống nhất chỉ đạo toàn ngành sắp xếp, bố trí nguồn lực hợp lý cho hoạt động chuyển đổi số và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, phân tích dữ liệu để cung ứng sản phẩm, dịch vụ tiện ích tới người dân, doanh nghiệp.
Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục tài chính cho người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ngân hàng trên kênh số một cách an toàn, hiệu quả.
Ông Phạm Anh Tuấn đã có hơn 30 năm kinh nghiệm về lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển phần mềm và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, ông Phạm Anh Tuấn trực tiếp nghiên cứu, chỉ đạo xây dựng nhiều chính sách về chuyển đổi số ngân hàng và mở rộng, phát triển hệ thống thanh toán tại Việt Nam. Trước khi đảm nhiệm vai trò Vụ trưởng Vụ Thanh toán, ông Phạm Anh Tuấn từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong ngành Ngân hàng như: Phó Tổng giám đốc phụ trách công nghệ thông tin tại Ngân hàng VietinBank, Ủy viên HĐQT kiêm Trưởng Ban Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng Vietcombank, Phó Vụ Trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương |
Tin liên quan
Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số
