hoa-sen-home-mb

12 dự án, DN thua lỗ: 3 vướng mắc mấu chốt nhất… chưa thể tháo gỡ

Trần Hương
Trần Hương  - 
Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội báo cáo về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương. Kết quả cho thấy, dù đã gần 4 năm trôi qua nhưng việc xử lý các dự án này vẫn rất khó khăn, trong khi số DN hồi phục không đáng kể…
aa

Đa số dự án, DN không trả được nợ đúng hạn

Đến thời điểm hiện nay, việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương đã thực hiện được gần 4 năm theo Nghị quyết số 33/2016/QH14 của Quốc hội, gần 3 năm theo Đề án xử lý ban hành tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. “Mặc dù số lượng nhiệm vụ giai đoạn 2017 - 2019 mà các bộ, cơ quan, DN đã hoàn thành đạt khoảng 75,36% nhưng những vướng mắc, mấu chốt nhất của các dự án, DN chưa được giải quyết, phần lớn tập trung ở các nhiệm vụ còn lại với 3 nhóm vấn đề: (1) Xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng EPC, quyết toán toàn bộ dự án; (2) Khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; (3) Xây dựng phương án thoái vốn”, theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

12 dự án, DN thua lỗ: 3 vướng mắc mấu chốt nhất… chưa thể tháo gỡ
Không chỉ kết quả làm ăn bết bát, đạm Ninh Bình còn vướng phải hàng loạt những sai phạm trong quá trình đầu tư dự án

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, sau khi thực hiện Đề án 1468; đến nay, một số dự án, DN đã có những chuyển biến nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại: Chỉ có 2 dự án, DN có lãi, trong đó 1 DN vẫn còn lỗ lũy kế; 2 dự án, DN giảm được lỗ nhưng chưa bền vững; 1 dự án, DN dừng hoạt động nay đã vận hành trở lại; 7 dự án, DN còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động. Có 5 trên tổng số 12 dự án, DN có tranh chấp, vướng mắc EPC với nhiều nội dung được DN đàm phán nhiều lần với đối tác theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo nhưng vẫn không thành công.

Dư nợ của các dự án, DN tại các TCTD lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn. Hiện nay, có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20.938 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17.169 tỷ đồng. Ngoài 12 dự án, DN này ra, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan 22.964 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trung hạn 17.263 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cấp tín dụng cho 6 dự án (Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Tisco; Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình; Dự án đạm Hà Bắc; Dự án DAP số 1 Hải Phòng; Dự án DAP số 2 Lào Cai; Nhà máy đóng dầu Dung Quất) với tổng dư nợ đến 31/12/2019 là 9.796 tỷ đồng.

Việc xác định trách nhiệm, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm đã được tiến hành nghiêm túc, quyết liệt. Toàn bộ 12 dự án, DN đều đã được tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra ở các cấp độ khác nhau để phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu

Để việc xử lý các dự án, DN trên phù hợp với quy định của pháp luật, thực tế quá trình xử lý vừa qua và gắn trách nhiệm xử lý tồn tại, khó khăn đối với DN đúng thẩm quyền, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, cần bảo đảm nguyên tắc: Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu của DN trong việc thực hiện các chủ trương, giải pháp xử lý các dự án, DN; Xử lý các dự án, DN thua lỗ theo nguyên tắc thị trường, quy định của pháp luật; bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN; Kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, DN không có khả năng khắc phục để thu hồi tối đa vốn, tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất mất vốn nhà nước; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.

Đi vào một số nhiệm vụ cụ thể, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty có dự án, DN nằm trong số 12 dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công thương chịu trách nhiệm chính, căn cứ thẩm quyền và quy định của pháp luật để chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc của DN.

Cùng với đó, cơ quan quản lý Nhà nước với chức năng hướng dẫn về mặt pháp lý đối với các đề xuất, giải pháp đề ra nhằm giải quyết các vướng mắc đối với 12 dự án, đảm bảo không trái các quy định của pháp luật; phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, DN. Bên cạnh đó, xác định rõ những nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý.

Đối với xử lý vướng mắc pháp lý về tranh chấp các hợp đồng EPC, quyết toán và xử lý tài sản của 5 dự án còn tranh chấp hợp đồng EPC: các tập đoàn, tổng công ty chủ động sử dụng tư vấn luật để hệ thống lại toàn bộ hợp đồng EPC đối với từng dự án, rà soát kỹ nội dung còn tranh chấp, vướng mắc; đánh giá các khả năng: hòa giải, xử lý khởi kiện hoặc chấm dứt hợp đồng để lựa chọn phương án xử lý dứt điểm tối ưu. Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc thanh, quyết toán hợp đồng EPC đối với các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ theo đề nghị của các tập đoàn, tổng công ty nếu còn vướng mắc.

Bộ Công thương cũng đề nghị: Bộ Tài chính chỉ đạo và tạo điều kiện để Công ty Mua bán nợ Việt Nam tham gia tái cơ cấu các dự án, DN theo quy định của pháp luật, giảm thiểu thiệt hại tối đa cho nhà nước; NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính chủ động rà soát, đánh giá khả năng còn giải pháp tín dụng, tài chính có thể hỗ trợ xử lý, tái cơ cấu các dự án; NHNN Việt Nam đề xuất các biện pháp thu hồi nợ cho các TCTD tài trợ vốn cho các dự án. Còn các TCTD có liên quan đến 12 dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương cần tham gia trong toàn bộ quá trình thực hiện xử lý của dự án, DN…

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data