agribank-vietnam-airlines

Xứng đáng với niềm tin, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó

Nhóm Phóng viên thực hiện
Nhóm Phóng viên thực hiện  - 
Tổng Bí thư tin tưởng với truyền thống tốt đẹp, vẻ vang và với nhiệt huyết, quyết tâm đổi mới, bản lĩnh chính trị vững vàng cùng sự năng động, sáng tạo, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng Việt Nam nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tiếp tục viết nên những trang sử mới hào hùng, góp phần quan trọng đưa Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng với niềm tin, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
aa
xung dang voi niem tin trong trach ma dang nha nuoc va nhan dan giao pho 114220 Tự hào góp thêm trang sử vẻ vang 70 năm Ngân hàng Việt Nam
xung dang voi niem tin trong trach ma dang nha nuoc va nhan dan giao pho 114220 Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang
xung dang voi niem tin trong trach ma dang nha nuoc va nhan dan giao pho 114220
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm

Đóng góp to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng đến dự Lễ kỷ niệm trực tuyến 70 năm thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - một ngành kinh tế có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế.

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức phấn đấu, nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thân ái gửi tới các vị đại biểu, các vị khách quý, các đồng chí và qua các đồng chí đến toàn thể anh chị em cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng cả nước qua các thời kỳ lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Qua những thước phim tư liệu và bài Diễn văn của đồng chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phần nào đã thấy được lịch sử phát triển vẻ vang, truyền thống anh hùng và sự đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng Việt Nam đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước ta.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trải qua 70 năm, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL, ngày 6/5/1951, thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành Ngân hàng đã luôn luôn cố gắng, nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không quản ngại gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc nền tiền tệ độc lập, tự chủ của quốc gia, thực hiện tốt sứ mệnh cung cấp nguồn lực tài chính, tín dụng, dịch vụ ngân hàng phục vụ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp đổi mới, hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững, góp phần quan trọng cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ta như ngày hôm nay.

Nổi bật là trong suốt chặng đường 24 năm (1951-1975) đầy gian khổ, cam go, tham gia phục vụ hai cuộc kháng chiến vĩ đại giành độc lập của dân tộc, các thế hệ cán bộ ngân hàng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tập trung mọi nguồn lực phục vụ sản xuất, chiến đấu, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam, viết nên “Huyền thoại con đường tiền tệ”, đóng góp vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong giai đoạn gian khổ, khó khăn, khốc liệt này, hàng trăm cán bộ ngân hàng đã trực tiếp lên đường chiến đấu và không ít đồng chí đã anh dũng hy sinh; nhiều cán bộ đã hăng hái lên đường sang giúp nước bạn Lào và Campuchia anh em.

Những hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ ngân hàng trong chiến tranh đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý. Các tổ chức tiền tệ đặc biệt của ngành Ngân hàng phục vụ kháng chiến như N2683, B29 và C32 đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau khi đất nước được thống nhất, ngành Ngân hàng đã luôn luôn phát huy tốt vai trò là hệ thống huyết mạch cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế quốc dân, có nhiều đóng góp quan trọng vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, huy động, phân bổ nguồn lực tài chính để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong suốt quá trình 35 năm đổi mới, ngành Ngân hàng đã luôn chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, chuyển đổi từng bước vững chắc từ hệ thống ngân hàng 1 cấp sang 2 cấp, ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; từng bước phát triển lớn mạnh, tách bạch rõ ràng chức năng quản lý, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước với chức năng cung cấp vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm ngày càng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò huyết mạch của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách, biện pháp sáng tạo, có tính khả thi cao để quản lý, vận hành có hiệu quả thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng an toàn, ổn định, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước. Hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển ngày càng đa dạng về loại hình, không ngừng lớn mạnh về quy mô vốn và tài sản; từng bước đổi mới, áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, hiện đại, tiệm cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn vai trò huy động và cung ứng vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.

Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 gần đây, đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là tình trạng bất ổn vĩ mô đầu nhiệm kỳ khóa XI và suy thoái kinh tế thế giới do tác động của đại dịch COVID-19 cuối nhiệm kỳ khóa XII, đến nay vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, chưa rõ hồi kết.

Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách, biện pháp phù hợp với thực tế tình hình, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng như: Điều hành chủ động, linh hoạt hơn các công cụ chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các nhu cầu thanh khoản, ổn định và thông suốt các thị trường tiền tệ, ngoại hối, giảm mặt bằng lãi suất thị trường, cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất - kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch…

Với tất cả những thành tích nêu trên, ngành Ngân hàng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (năm 2006); ba lần Huân chương Hồ Chí Minh vào các năm 1996, 2011, 2016 và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Ngân hàng, hôm nay các đồng chí lại vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, vì đã có những thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2016 đến năm 2020.

Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng, cảm ơn và biểu dương những thành tích đã đạt được, những đóng góp to lớn và sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Ngân hàng trong suốt 70 năm qua.

xung dang voi niem tin trong trach ma dang nha nuoc va nhan dan giao pho 114220
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2016-2020.

Tiếp tục khẳng định vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: Phấn đấu đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nước ta “Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp”; đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta trở thành “Nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại thu nhập trung bình cao” và đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, nước ta sẽ “trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý với ngành Ngân hàng đây là những nấc mới quan trọng, nâng dần hình ảnh của đất nước ta.

Để thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ vẻ vang, cao cả nhưng cũng rất nặng nề đó, toàn hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có ngành Ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế cần phải tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nỗ lực phấn đấu, phát huy thật tốt những kết quả và bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công đã đúc rút được; nghiêm túc, quyết liệt khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém còn tồn đọng để nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn nữa trong thời kỳ mới.

Trong những năm tới dự báo tình hình thế giới và khu vực sẽ còn tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Do tác động của dịch COVID-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, nhiều mặt, kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực mang lại cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia.

Trong khi đó, dù đạt được những thành tựu rất quan trọng, đáng tự hào nhưng đất nước ta, trong đó có ngành Ngân hàng vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và không ít những hạn chế, yếu kém cần sớm được khắc phục. Sự nghiệp đổi mới hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới, ngày càng đi vào chiều sâu với yêu cầu cao hơn, nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn so với trước.

Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng cần tiếp tục phát huy những thành quả lớn lao mà các thế hệ đi trước đã để lại, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp, nỗ lực đổi mới mạnh mẽ tư duy để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, khắc phục những tồn tại hạn chế bất cập; phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và đảm bảo an ninh, an toàn hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng; thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và huy động đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng ngành Ngân hàng cần quan tâm trong thời gian tới.

Một là, ngành Ngân hàng và toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân viên trong ngành cần nghiêm túc quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nhất là các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và về đổi mới phát triển ngành Ngân hàng nói riêng. Đặc biệt chú ý tiếp tục điều hành đồng bộ, linh hoạt các chính sách vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với các chính sách khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Hai là, nhận thức đầy đủ đúng đắn và sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của ngành Ngân hàng, đây là kênh cung cấp vốn trọng yếu, huyết mạch của nền kinh tế, rất phức tạp, nhạy cảm, có tác động lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô cũng như an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Từ đó, tập trung ưu tiên xây dựng và phát triển thực hiện thật tốt chiến lược, kế hoạch, các chương trình hành động và các mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể, có tính khả thi cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2025, 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Ba là, tiền tệ, ngân hàng là một lĩnh vực rất quan trọng và cũng rất nhạy cảm, có tính hệ thống và ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, các đồng chí cần đặc biệt quan tâm đến công tác đổi mới, hoàn thiện thể chế chính sách và công tác cán bộ để vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và nâng cao hiệu quả, bảo đảm chất lượng an toàn hoạt động của toàn hệ thống; vừa nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật của người cán bộ ngân hàng để ngăn ngừa rủi ro, vi phạm trong hoạt động của mình.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát cập nhật, hoàn chỉnh và triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Các tổ chức tín dụng phải không ngừng nỗ lực củng cố, chấn chỉnh và phấn đấu vươn lên, bắt kịp với xu hướng phát triển mới trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu trở thành các tổ chức tín dụng ngang tầm khu vực và từng bước vươn ra thế giới.

Năm là, ngành Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm, nhất là Ngân hàng Nhà nước cần làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ thực sự trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh, trí tuệ phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn vững vàng, luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới phát triển của ngành, của đất nước. Sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích và bảo vệ những tổ chức, cá nhân dám đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Các đề xuất đó đòi hỏi phải được cấp ủy, chính quyền bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng cho làm thí điểm theo thẩm quyền. Cái gì đổi mới đúng thì phải được bảo vệ, tiếp tục triển khai. Cái gì chưa đúng thì phải kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa, rút kinh nghiệm. Tuyệt đối không chủ quan thỏa mãn.

Tổng Bí thư tin tưởng rằng, với truyền thống tốt đẹp, vẻ vang và với nhiệt huyết, quyết tâm đổi mới, bản lĩnh chính trị vững vàng, cùng sự năng động, sáng tạo, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng Việt Nam nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tiếp tục viết nên những trang sử mới hào hùng, góp phần quan trọng đưa Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng với niềm tin, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Ngành Ngân hàng Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu mới, có bước trưởng thành mới, mạnh mẽ hơn nữa, vững chắc hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, tiếp tục đóng góp xứng đáng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước thân yêu của chúng ta ngày càng thịnh vượng, hùng cường đi lên chủ nghĩa xã hội, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta và cũng là khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam ta./.

Nhóm Phóng viên thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data