Xuất khẩu sang EAEU sẽ nhiều thách thức
![]() | Xuất khẩu gạo trước cơ hội bứt phá |
![]() | Nhận diện thị trường và quản trị rủi ro trong xuất khẩu |
![]() | Chưa vội lạc quan với xuất khẩu |
Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, với Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU), Việt Nam là nước đầu tiên ký có FTA, do đó trong thời gian trung và ngắn hạn Việt Nam phải đi trước các nước trong khu vực để phát triển thị trường một cách bền vững. “DN đừng nghĩ một mình một chợ. Dù chúng ta có đi trước Thái Lan, Trung Quốc nhưng một ngày nào đó, EAEU có quan hệ với các nước khác thì lợi thế đó chúng ta sẽ mất đi. Nếu chúng ta không tận dụng ngay từ bây giờ thì lợi thế càng ngày càng nhỏ dần”, ông Khanh cảnh báo.
![]() |
Ảnh minh họa |
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU vừa có hiệu lực ngày 25/7/2017. Giới chuyên gia cho rằng, điểm quan trọng và đáng chú ý nhất trong FTA giữa Việt Nam với EAEU là cơ chế phòng vệ của các mặt hàng dệt may, đồ gỗ. EAEU đồng ý cắt giảm thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đối với dệt may, EAEU không yêu cầu quy tắc xuất xứ dệt, sợi và như vậy, chúng ta có thể xuất khẩu ngay lập tức với mức thuế đang từ hơn 20% xuống còn 0%.
“Với thuế suất nhập khẩu về 0%, 1 chiếc áo đang từ 10 USD giảm còn 8 USD. Bán rất sướng nhưng cái sướng đó lại là cái bẫy nguy hiểm bởi Việt Nam đang xuất vào Hoa Kỳ với thuế suất 18%-25% mà đã vươn từ vị trí thứ 6 lên thứ 2. Kỳ tích này làm giảm thị phần của Trung Quốc từ 60% xuống còn 42%, nên các nước EAEU lo sợ rằng nếu họ mở toang thị trường cho dệt may, đồ gỗ của Việt Nam thì DN của họ sẽ chết yểu. Vì thế họ yêu cầu, nếu giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Á-Âu tăng gấp 2 lần kim ngạch của 3 năm (2011, 2012, 2013) cộng lại thì ngay lập tức họ sẽ cho mức ngưỡng. Và quá ngưỡng này mức thuế lại trở về như cũ 20%”, ông Khanh thông tin thêm.
Nhìn lại sự phát triển của DN Việt Nam thời gian qua, những cảnh báo trên là không thừa bởi thực tế là thời gian qua các DN Việt Nam rất ít khi nhìn nhau, mạnh ai nấy làm. Đây chính là điểm yếu của DN mà các hiệp hội ngành nghề và cơ quan chuyên môn cần thông tin tới DN. Nếu các DN xuất khẩu thiếu đi vai trò điều tiết, điều chỉnh của hiệp hội, cứ hò nhau xuất khẩu để khi vượt ngưỡng thì tất cả DN đều thiệt. “Thuận lợi của hiệp định này là vào rất nhanh, rất đơn giản nhưng bất lợi là nếu không chú ý mức ngưỡng, DN hoàn toàn có thể bị vỡ đơn hàng, vỡ kế hoạch. Chúng tôi đang làm việc lại với Nga để có cơ chế rà soát để trong tương lai chúng ta có khả năng điều chỉnh, tạo thuận lợi hơn nữa cho DN”, ông Khanh nói.
Một lưu ý khác là về quy tắc xuất xứ. DN Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến điều khoản vận chuyển trực tiếp bởi Liên minh kinh tế Á-Âu cũng rất sợ các DN lợi dụng quy tắc xuất xứ hay làm thủ thuật để điều chỉnh thay đổi xuất xứ, nên họ đưa ra quy định quy tắc xuất xứ chặt chẽ hơn cả TPP. Họ chỉ cho phép vận chuyển trực tiếp, không cho phép chia nhỏ lô hàng… Điều này sẽ khiến các tập đoàn đa quốc gia vướng mắc vì các tập đoàn này làm theo dây chuyền cung ứng ở nhiều nước, trong khi Á-Âu yêu cầu vận chuyển trực tiếp cả container từ Việt Nam sang Nga, mới được coi là đáp ứng quy tắc xuất xứ.
Thứ nữa là điều khoản mua bán trực tiếp. Họ cho phép DN được sử dụng hoá đơn nước thứ 3 nhưng họ lo ngại chúng ta sử dụng hoá đơn của những nước “thiên đường trốn thuế” nên yêu cầu Việt Nam liệt kê danh sách 30 quốc đảo gọi là “thiên đường trốn thuế”. Nếu sử dụng hoá đơn của những quốc đảo này họ sẽ không chấp nhận.
Điểm cuối cùng là EAEU sẽ tạm ngừng ưu đãi nếu gian lận xuất xứ có hệ thống. Lần đầu tiên phát hiện gian lận sẽ nhắc nhở nhưng nếu lần 2 mắc lỗi đó, họ sẽ ngừng ngay xuất khẩu của DN, sau đó gửi cảnh báo về Việt Nam. Nếu tiếp tục DN khác cùng ngành lại vi phạm, họ sẽ cấm luôn cả ngành.
Một cảnh báo được ông Khanh đưa ra đó là thị trường Nga đang rất lăn tăn về việc ổn định chất lượng của hàng hóa Việt Nam. Họ cho rằng, chất lượng hàng hóa Việt Nam thường không ổn định. Thế nhưng điều đáng quan ngại hơn là DN lại ít quan tâm đến vấn đề này bởi theo như phản ánh của ông Khanh, bộ có tổ chức hội thảo dành riêng cho DN dệt may xuất khẩu sang Mỹ và mời 100 DN dệt may ở TP.HCM tham dự để cung cấp cho DN thông tin phản hồi của các thị trường. Đầu tiên rất đông đủ, nhưng đến khi giải lao chỉ còn một nửa DN tham dự, cuối buổi còn mười người và không ai đặt câu hỏi.
Chính vì vậy, theo ông Khanh, các DN cần nắm vững nội dung hiệp định để tránh bị phạt hoặc bị liệt vào danh sách đen. Thuế nhập khẩu của họ ưu đãi cho chúng ta về 0% sẽ vô nghĩa nếu không đáp ứng quy tắc xuất xứ hoặc xuất khẩu tùy ý nếu không quan tâm tới ngưỡng… DN sẽ trở tay không kịp và để xử lý sẽ mất nhiều công sức vì FTA này khá đặc thù.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
