Xuất khẩu lâm sản đặt mục tiêu 11 tỷ USD năm 2019
![]() |
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, giá trị sản xuất lâm nghiệp quý I/2019 tăng 4,32%; quý II/2019 tăng 4,53%, cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước trồng được khoảng 108.456 ha rừng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2108. Trong đó, rừng phòng hộ, đặc dụng 1.959 ha; rừng sản xuất 106.497 ha.
Về khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc 6 tháng đầu năm 2019 khoảng 105.000 ha, sản lượng đạt 9,7 triệu m3, tăng 4,86% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá: Nguồn nguyên liệu trong nước đang tiếp tục được nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 5,23 tỷ USD, đạt 50% kế hoạch năm; xuất siêu khoảng gần 4 tỷ USD.
Điểm đến của 87% giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam là các thị trường truyền thống (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc) có yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ.
Trong 6 tháng cuối năm 2019, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết toàn ngành lâm nghiệp sẽ tích cực và chủ động gặp gỡ, làm việc và đàm phán mở của thị trường và tháo gỡ các khó khăn trong xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc; cung cấp thông tin về ngành chế biến gỗ Việt Nam và các quy định của Việt Nam về gỗ hợp pháp.
Chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu, ngành lâm nghiệp phải hoàn thiện thể chế, đặc biệt là đối với Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Bởi Hiệp định này được xem là một hướng hội nhập về thể chế và Việt Nam là quốc gia thứ hai của châu Á tham gia.
Với Hiệp định này, trong quản lý kim ngạch xuất khẩu có sự tham gia của đồng quản lý, đó là: người dân, xã hội, nhà nước, cộng đồng quốc tế… Ngoài lợi thế với khoảng 4.500 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, Việt Nam cũng đang còn rất nhiều tiểm năng về mảng dược liệu, có thể thu về hàng tỷ USD nếu biết quản lý khai thác, đây là hướng mà ngành lâm nghiệp cần xác định để có được bước phát triển bền vững.
Tin liên quan
Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp
