Xuất khẩu cá tra hồi phục sau Covid-19
![]() | Tăng cường các giải pháp ổn định chuỗi tiêu thụ cá tra |
![]() | Thúc đẩy phát triển chuỗi cá tra |
![]() | Cá tra điêu đứng vì dịch bệnh |
Theo đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kết thúc năm 2021 xuất khẩu (XK) cá tra cán đích 1,6 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2020. Ngành cá tra trải qua một năm đầy thử thách khi nhu cầu thị trường phục hồi nhưng do dịch bùng phát quá nhanh và mạnh khiến hoạt động sản xuất XK không chỉ bị sụt giảm mà còn ngừng trệ. Cụ thể, trong quý III, kim ngạch XK giảm 21% (trong khi 6 tháng đầu năm tăng bình quân 17%), khoảng 50% nhà máy phải tạm đóng cửa. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất với mức tăng trưởng ấn tượng của quý IV là 20%.
![]() |
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam |
Bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP cho biết, đầu năm 2022, XK cá tra Việt Nam đã thực sự hồi phục với tổng giá trị hiện đạt 213,6 triệu USD, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị XK ở hầu hết các thị trường lớn đều tăng trưởng khả quan. Thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam năm 2022 được đánh giá phục hồi, tăng trưởng tốt, trong đó, nhóm 4 thị trường chính gồm: Trung Quốc (31%); Mỹ (23%); CPTPP (13%) và EU (6,6%) đều có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ. Giá cá xuất khẩu dự báo sẽ tăng khoảng 5% do chi phí nuôi trồng, logistics, lao động… XK cá tra năm 2022 dự báo tăng 20-22% so năm 2021. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng mạnh mẽ của các thị trường mới nổi gần đây sẽ góp phần vào sự hồi phục của ngành cá tra trong năm 2022 và các năm tới, quan trọng hơn, sẽ giúp các doanh nghiệp giảm áp lực phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Đại diện Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, dự báo từ tháng 2-4/2022, nguồn cung mới catfish rất hạn chế, giá sẽ tăng tiếp tục. Năm 2022-2023, sẽ có nhiều thuận lợi về giá nguyên liệu và giá XK cá tra, sản lượng cá tra sẽ tăng mạnh trở lại từ cuối năm 2022-2023. Giá xăng dầu tăng cao, giá cá biển thế giới tăng cao, đánh bắt biển cũng đã và sẽ tiếp tục bị giới hạn, do vậy cá tra của Việt Nam sẽ có chỗ đứng vững hơn trên thị trường thế giới.
Để phát triển bền vững ngành hàng cá tra năm 2022, Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến nghị, cần xây dựng mối liên kết bền vững, đôi bên cùng chia sẻ lợi nhuận và khó khăn trong sự dao động của thị trường tiêu thụ. Để thực hiện truy xuất nguồn gốc phục vụ tốt cho yêu cầu XK, cần tiếp tục duy trì áp dụng các tiêu chuẩn: GlobalGAP, ASC… vào nuôi cá tra thâm canh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường, an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển mạnh mô hình Hợp tác xã để đại diện hộ xã viên ký kết hợp đồng, vừa tạo thuận lợi trong việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, vừa giảm đầu mối ký kết hợp đồng cho các doanh nghiệp và tăng vai trò tự quản trong việc thực hiện hợp đồng giúp tạo ra sản phẩm chất lượng, bền vững.
Theo Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-NN&PTNT), hiện có 258 cơ sở chế biến cá tra đủ điều kiện XK, trong đó 119 cơ sở chế biến trực tiếp từ cá tra nguyên liệu. Các thị trường chính của cá tra Việt hiện nay là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Brazil, ASEAN. Tuy nhiên, số lô hàng cá tra XK bị cảnh báo trong năm 2021 tăng 53,3% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2021, có 23 lô hàng cá tra bị cảnh báo, trong đó vi sinh 13 lô (chiếm 56,5%), tỷ lệ mạ băng 8 lô (chiếm 34,8%), phụ gia 2 lô (8,7%).
Ông Lê Bá Anh - Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến nay đã có 30 lô cá tra XK sang Trung Quốc bị cảnh báo các chỉ tiêu liên quan tới Covid-19. Nếu phía Trung Quốc phát hiện 1 lô có dấu vết của Covid-19 thì doanh nghiệp sẽ bị tạm ngừng thủ tục nhập khẩu vào Trung Quốc 1 tuần, đối với 2-3 lô trở lên là 4 tuần thậm chí đến 6 tuần.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, năm 2022, ngành cá tra phấn đấu đạt sản lượng cá tra thương phẩm từ 1,6-1,7 triệu tấn; kim ngạch XK đạt trên 1,6 tỷ USD. Cần tập trung và tăng cường tháo gỡ khó khăn cho người nuôi, doanh nghiệp chế biến XK tạo ra do ảnh hưởng của Covid-19, để ngành sớm trở lại hoạt động bình thường. Các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng giống cá tra; tiếp tục triển khác các đề án, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm; chỉ đạo sản xuất cung ứng đủ con giống chất lượng cao để nâng cao hiệu quả, hạ giá thành sản xuất. Bên cạnh đó, tập trung phát triển các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Asean với thị phần lớn. Cùng với đó cũng cần tập trung đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
