agribank-vietnam-airlines

Xử lý thi hành án với tài sản thế chấp vẫn vướng

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Tại Hội nghị chuyên đề về đánh giá tác động của các quy định mới trong Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 liên quan đến hoạt động ngân hàng tổ chức cuối tuần qua tại TP. Hồ Chí Minh, các ngân hàng thương mại (NHTM) cho rằng, pháp lý mới của 3 luật kể trên đã tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho các ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, giảm thiểu tối đa các nguy cơ rủi ro trong việc thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình và các dự án có sử dụng quyền sử dụng đất.
aa
Bất động sản và câu chuyện tài sản thế chấp ngân hàng Tài sản thanh lý - cơ hội "đầu tư" tốt cho người dân

Tuy nhiên, các luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản mới có hiệu lực trong năm 2024, và các cơ quan hữu quan vẫn chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn luật. Vì vậy, nhiều điều khoản trong các luật vẫn chưa thể triển khai trên thực tiễn. Một số điều khoản của các luật khi áp dụng vẫn có nhiều cách hiểu, gây lúng túng cho các bên liên quan, dẫn đến đình trệ tiến độ trong hoạt động thẩm định, định giá tài sản thế chấp, xử lý nợ và tài sản bảo đảm nợ của các tổ chức tín dụng.

Liên quan đến Luật Đất đai 2024, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, hiện nay các NHTM vẫn gặp khó khăn trong nhiều trường hợp áp dụng các quy định mới của Điều 45, Điều 72, Điều 117, Điều 120, Điều 257 Luật Đất đai 2024. Các quy định này liên quan trực tiếp đến các vấn đề như: căn cứ giao đất, cho thuê đất gắn liền với nghĩa vụ hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư; các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; các trường hợp cho thuê đất trả tiền một lần; căn cứ định giá đất…

Hiện các NHTM vẫn đang gặp nhiều vướng mắc đối với việc thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án nhà ở
Hiện các NHTM vẫn đang gặp nhiều vướng mắc đối với việc thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án nhà ở

Đặc biệt, đối với việc xử lý nợ và tài sản bảo đảm nợ là bất động sản hiện nay, mặc dù Luật Đất đai 2024 đã bổ sung nhiều quy định mới so với luật cũ, các tổ chức tín dụng vẫn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án đối với các vụ việc liên quan.

Cụ thể, mặc dù Khoản 1 Điều 46 của Luật Đất đai 2024 đã bổ sung quy định về điều kiện bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm, điều khoản chuyển tiếp của Luật chưa có quy định cụ thể. Điều này khiến nhiều vụ việc Cơ quan Thi hành án Dân sự phải dừng hoạt động bán đấu giá, chờ hướng dẫn để triển khai tiếp.

Cũng liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, Khoản 37 Điều 3 Luật Đất đai 2024 đã quy định về “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất” kèm theo những điều kiện về chuyển nhượng “quyền thuê trong hợp đồng thuê”. Tuy nhiên, do việc giải thích từ ngữ chưa rõ ràng, Cơ quan Thi hành án có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình kê biên, xử lý tài sản.

Theo VNBA, sau gần ba tháng Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực (từ 1/8/2024), mặc dù các bộ, ngành đã tích cực ban hành các văn bản hướng dẫn, một số bộ ngành vẫn khá chậm chạp trong việc ban hành các văn bản, thông tư chi tiết hóa các quy định của Luật và Nghị định. Điều này khiến các tổ chức tín dụng và các bên liên quan lúng túng trong giao dịch liên quan đến đất đai, nhà ở, nhất là các vấn đề như xử lý tài sản bảo đảm nợ và định giá tài sản thế chấp.

Đối với Luật Nhà ở 2023, hiện nay các quy định về tài sản bảo đảm là nhà ở riêng lẻ xây dựng có giấy phép nhưng chưa được cập nhật trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn khá phổ biến. Tuy nhiên, các quy định hiện hành không cụ thể hóa “nhà ở có sẵn” hay “nhà ở hình thành trong tương lai”. Do đó, các NHTM lúng túng trong việc có hay không được nhận quyền thế chấp và cấp tín dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích mua, xây dựng, sửa chữa, cải tạo chính nhà ở đó theo Điều 183.

Ngoài ra, các NHTM cũng cho rằng hiện nay việc thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án nhà ở cũng đang gặp vướng mắc. Điều này xuất phát từ các quy định tại Điều 183, 184 Luật Nhà ở 2023, vốn đang có nhiều cách hiểu khác nhau về điều kiện cần và đủ để được phép nhận thế chấp. Vì thế, nhiều trường hợp chủ đầu tư và NHTM đã ký hợp đồng nguyên tắc nhưng chưa thực hiện được hoạt động giao dịch bảo đảm và tiến hành các bước cho vay vốn đối với các dự án nhà ở.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội quý I/2025 đang trên đà khởi sắc rõ rệt, ghi nhận mức hấp thụ ròng diện tích bán lẻ cao so với quý trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường. Giá thuê tại khu vực trung tâm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý.
Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy của sự mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng "neo" cao.
Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài với đường Phạm Văn Đồng trị giá 3.000 tỷ đồng.
Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường bất động sản quý I/2025 vừa khép lại với nhiều tín hiệu đáng chú ý: Chung cư tại hai đô thị lớn nhất cả nước đồng loạt tăng trưởng cả về nhu cầu lẫn nguồn cung, kéo theo đà tăng giá; trong khi phân khúc đất nền lại chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ ở miền Bắc, đối lập với sự ổn định tương đối ở miền Nam.
Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Dự án căn hộ cao cấp sở hữu vị trí đắt giá tại Đà Nẵng đã tạo ra cuộc đua sở hữu tài sản giữa các nhà đầu tư. Liệu rằng đây là cơ hội đầu tư bền vững hay chỉ là một xu hướng ngắn hạn?
Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Tháng 4/2025, Tập đoàn Sun Group chính thức ra mắt siêu đô thị đa chức năng Sun Mega City Nam Hà Nội. Với quy mô 1690ha, đây là siêu đô thị lớn nhất miền Bắc, nơi tái hiện đa sắc màu văn hóa. Sun Mega City không chỉ là biểu tượng thịnh vượng Nam Hà Nội mà còn là cầu nối giữa hiện đại với lịch sử, tôn vinh giá trị dân tộc trong từng hơi thở đương đại.
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Theo nghiên cứu của Công ty DKRA, trong quý 1/2025, thị trường bất động sản nhà ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ghi nhận sự cải thiện đáng kể về sức cầu ở một số phân khúc so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Xây dựng: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Xây dựng: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Xây dựng quyết tâm hoàn thành các mục tiêu năm 2025, đặc biệt trong việc xây dựng pháp luật, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc cho các dự án trọng điểm.
Niềm tin người mua nhà được củng cố

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Tại cuộc họp về Tiêu điểm Thị trường Bất động sản quý 1/2025 diễn ra mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Trưởng bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam nhận định, ba tháng đầu năm 2025, nguồn cung nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hạn chế, với 350 căn hộ và 58 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn mở bán mới.
Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Trong khi thị trường bất động sản liên tục thiết lập những đỉnh giá mới, bỏ xa tốc độ tăng trưởng thu nhập, thế hệ trẻ đang phải đối mặt với bài toán an cư ngày càng nan giải.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data