Xu hướng đầu tư bất động sản sân golf
Mới đây, lần đầu tiên Tập đoàn Novaland công bố phân khu mới với dòng sản phẩm biệt thự sân golf PGA Golf Villas nằm trong lòng sân golf 18 hố PGA với địa thế đồi ven biển, tầm nhìn đẹp tại NovaWorld Phan Thiet có quy mô 1.000 ha trải dài 7 km đường biển Tiến Thành - Phan Thiết. Dự án NovaWorld sở hữu hai sân golf 36 hố rộng 200 ha được thiết kế bởi "huyền thoại" golf thế giới Greg Norman và là cụm sân tổ chức các giải thi đấu PGA Tour độc quyền tại Việt Nam.
Trước đó, Tập đoàn Trần Anh cũng cho ra mắt sản phẩm biệt thự cao cấp tại dự án West Lakes Golf & Villas (Long An). Đây là khu phức hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp kết hợp giữa hệ thống sân golf 27 lỗ và khu nghỉ dưỡng, với địa thế nổi bật nhờ nằm bên sân golf 125ha West Lakes. Đây là sân golf đầu tiên ở phía tây TP.HCM được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ 5 sao và đã đi vào hoạt động, giao thông thuận tiện. Mức giá bán biệt thự mini tại đây khá hợp lý, mỗi căn nhà thô có giá mở bán chỉ từ 3,5 tỷ và nhà hoàn thiện 100% có giá từ 4,5 tỷ, cùng với chính sách thanh toán ưu đãi.
![]() |
Thời gian gần đây, tính trung bình cứ 2 tuần Việt Nam có thêm 1 sân golf được cấp phép |
Ông Hà Văn Thiện, Phó tổng giám đốc Trần Anh Group cho biết, Tập đoàn lựa chọn phát triển phân khúc bất động sản sân golf vì nhận thấy tiềm năng còn rấ́t lớn nhưng chưa được khai thác đúng tầm ở Việt Nam, nhất là khu vực phía Nam. Trong khi đó, Long An có lợi thế khi sở hữu sẵn sân golf quy mô lớn, xây dựng tiêu chuẩn. Lượng golfer gia tăng liên tục và nhu cầu lưu trú tại đây ngày càng cao. Do đó, Trần Anh Group quyết định phát triển dòng biệt thự golf có tính đẳng cấp đồng bộ từ dịch vụ cho đến sản phẩm. Đối với các nhà đầu tư, đây là dòng sản phẩm không chỉ đem lại giá trị lợi nhuận cao mà còn là nơi kinh doanh lý tưởng. Vì vậy, dự kiến trong vòng 5 năm tới, Tập đoàn sẽ tập trung phát triển dòng bất động sản cao cấp tại thị trường Long An và mở rộng ra nhiều tỉnh thành khác.
Theo Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam, hiện Việt Nam có 75 sân golf đang hoạt động, trong đó 3/4 là của nhà đầu tư Việt Nam, còn lại 1/4 là của nhà đầu tư Hàn Quốc. Thời gian gần đây, tính trung bình cứ 2 tuần Việt Nam có thêm 1 sân golf được cấp phép. Như vậy dự kiến, nếu tất cả các dự án được triển khai thì mỗi năm Việt Nam có thể có thêm 50 – 100 sân golf với quy mô khác nhau.
Nhắc đến mảng đầu tư BĐS nghỉ dưỡng gắn liền với sân golf, không thể không nhắc đến Công ty CP Tập đoàn FLC. Có thể nói, đầu tư sân golf là một trong những chiến lược kinh doanh của Tập đoàn này khi FLC sở hữu hệ thống 29 sân golf hoạt động trên cả nước, bao gồm FLC Ha Long Golf Club, FLC Sam Son Golf Links, FLC Quy Nhon Golf Links… Mới đây, Tập đoàn FLC được phê duyệt làm chủ đầu tư sân golf thứ 30 tại thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai với quy mô hơn 174 ha, tổng vốn đầu tư trên 1.142 tỷ đồng. FLC đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ sở hữu khoảng 100 sân golf trên khắp cả nước.
Tương tự, một đại gia bất động sản khác cũng không hề kém cạnh trong lĩnh vực này là Tập đoàn Vingroup đã đầu tư cả hệ thống Vinpearl Golf tại nhiều tỉnh, thành như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc… Ngay từ năm 2018, Vinhomes là đơn vị thành viên của Vingroup đã trở thành cổ đông sở hữu 98% vốn điều lệ của GS Củ Chi, đơn vị phát triển dự án sân golf Củ Chi ở Tây Bắc TP.HCM.
Những năm gần đây, ngành công nghiệp golf Việt Nam phát triển nhanh chóng. Nếu như 10 năm trước, doanh thu ngành golf chỉ khoảng 50 triệu USD. Hiện nay con số này lên tới hơn 1 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh những năm tới, dự kiến 3 tỷ USD vào năm 2030. Bên cạnh đó, Việt Nam liên tiếp nhận nhiều giải thưởng quốc tế lớn, uy tín như “Điểm đến golf tốt nhất châu Á”, “Điểm đến golf tốt nhất thế giới”… qua đó khẳng định vị thế nổi bật của Việt Nam trong ngành golf thế giới. Sự thu hút khách du lịch đến Việt Nam cùng bộ môn thể thao golf đã thúc đẩy ngành công nghiệp golf trong nước phát triển mạnh mẽ từ Bắc vào Nam.
Một số chuyên gia nhận định, bất động sản sân golf từ lâu đã trở thành một hạng mục ưa thích của các nhà đầu tư quốc tế nhắm vào đối tượng khách hàng trung, cao cấp. Tại Việt Nam, “cơn khát” bất động sản sân golf bắt đầu phát triển mạnh vài năm trở lại đây. Nhất là đối với những dự án biệt thự sân golf thực sự đáp ứng được đầy đủ các tiện ích, nhu cầu nghỉ dưỡng của những “golfer” muốn cư trú lâu dài chưa có nhiều. Trong khi, các dự án đô thị đơn thuần lại khó lòng phát triển được tiện ích sân golf, do loại hình này đòi hỏi đầu tư bài bản cấp độ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của bộ môn thể thao quý tộc. Vì vậy, phân khúc này vẫn còn nhiều dư địa cho các nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, đối với phân khúc bất động sản sân golf không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đầu tư. Từ trước đến nay tại Việt Nam chỉ có một số đại gia bất động sản với tiềm lực tài chính mạnh, có quỹ đất lớn và kinh nghiệm lâu năm trên thương trường mới có thể “chinh phục” dòng sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kết hợp sân golf như là chiến lược đầu tư lâu dài vừa gia tăng giá trị, vừa khẳng định thương hiệu, đẳng cấp trên thương trường.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
