agribank-vietnam-airlines

Xứ Giồng và hành trình đắp xây ấm no, hạnh phúc

Hoa Hạ
Hoa Hạ  - 
Hình thành và phát triển đúng thời điểm Sóc Trăng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới toàn diện từ năm 2001, 20 năm qua, Chi nhánh NHCSXH Sóc Trăng đã cùng chính quyền và các tổ chức xã hội đoàn thể không chỉ mang vốn cho người dân nghèo đối tượng chính sách "vay đủ", mà còn bắc nhịp cầu về khắp các miền quê.
aa
xu giong va hanh trinh dap xay am no hanh phuc Chung tay xóa đói, giảm nghèo
xu giong va hanh trinh dap xay am no hanh phuc 20 năm tín dụng chính sách xã hội: Hành trình kiến tạo no ấm (Bài 2)
xu giong va hanh trinh dap xay am no hanh phuc 20 năm tín dụng chính sách xã hội: Hành trình kiến tạo no ấm (Bài 1)

Những đóng góp đó đã giúp người dân khơi mở sản xuất kinh tế hàng hóa, an cư lập nghiệp tại quê hương góp phần “phát huy tiềm năng, lợi thế, sự năng động, sáng tạo để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng, bền vững” như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XII, XIII và XIV đề ra.

********

Liêu Tú hôm nay vẫn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trần Đề với 14.720 khẩu của 3.305 hộ (Khmer 2.370 hộ, với 10.869 khẩu, chiếm 73,84%; Hoa 179 hộ, với 990 khẩu, chiếm 6,72%), nhưng đã khác xa năm 2019 khi tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,2% xuống còn 4,41%. Còn nếu so với thời điểm Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Liêu Tú (2016 - 2020) thì có thể nói là bước đột phá khi tổng số hộ nghèo của Liêu Tú ngày ấy chiếm tới 26,44%, hộ cận nghèo chiếm 19,78%. Đặc biệt, dòng vốn tín dụng như "mưa dầm thấm đất", không chỉ giúp người dân, đặc biệt là đồng bào Khmer giảm nghèo, mà còn giảm tình trạng ly nông, ly hương, bỏ hoang tài nguyên đất đai, góp phần phát triển kinh tế địa phương bền vững.

"Có được kết quả này là do Đảng ủy, HĐND, UBND đã chỉ đạo các ngành phối hợp tốt với NHCSXH, gắn tín dụng chính sách với chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn", Chủ tịch UBND xã Liêu Tú, thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Trần Đề, Trần Trung Tính nhận định.

xu giong va hanh trinh dap xay am no hanh phuc
Cán bộ NHCSXH, các tổ chức hội đồng hành cùng hộ vay sử dụng vốn hiệu quả

Ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Qua 20 năm, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp cho hơn 218.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số làm quen với việc vay vốn để sản xuất kinh doanh, thay đổi cách thức làm ăn, từng bước vươn lên phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống. Nguồn vốn đó đã tạo việc làm cho 12.586 lao động (trong đó có 638 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp trên 16.691 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục học tập; xây dựng 9.978 căn nhà cho hộ nghèo; xây dựng 29.692 công trình nước sạch, vệ sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đời sống đồng bào ngày càng giảm bớt khó khăn, các tệ nạn xã hội; tạo cơ hội học tập và dần nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố niềm tin đối với Đảng và Nhà nước, tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng được thắt chặt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững và ổn định...".

********

Bên cạnh đó, trong những năm qua, NHCSXH còn là điểm tựa giúp địa phương giải quyết bài toán an sinh xã hội, phát triển bền vững thông qua việc hỗ trợ người nghèo và yếu thế phát triển. Đặc biệt từ sau khi triển khai Chỉ thị 40/CT-TW, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã thổi luồng sinh khí mới cho hoạt động tín dụng chính sách. Nguồn vốn ngân sách địa phương đã ủy thác qua NHCSXH trên địa bàn từ năm 2015 đến nay tăng 90,7 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, đưa tổng nguồn vốn ngân sách ủy thác lên 137,5 tỷ đồng.

Đặc biệt, có nhiều người dân đã và đang chung tay cùng NHCSXH trợ giúp người nghèo thông qua việc gửi tiền tiết kiệm tại chi nhánh với các chương trình huy động tiết kiệm vì người nghèo. Đến ngày 31/8/2022, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 4.289,9 tỷ đồng, gấp 58 lần so với năm 2003.

Thành công này đến từ sự nỗ lực bền bỉ, không quản ngại khó khăn của lớp lớp các thế hệ cán bộ NHCSXH, đã làm nên bức tranh hoạt động tín dụng đậm màu sắc nhân văn. 17 chương trình tín dụng chính sách triển khai 20 năm qua đã hỗ trợ hơn 662 nghìn lượt hộ được vay vốn với doanh số đạt 10.673,9 tỷ đồng; Giúp gần 138 ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho hơn 38 ngàn lao động (trong đó với 1,9 ngàn lượt lao động đi lao động ở nước ngoài); giúp hơn 50 ngàn học sinh, sinh viên có vốn để trang trải chi phí học tập; trên 148 ngàn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng, với 30 ngàn ngôi nhà được sửa chữa, cải tạo...

Tâm ý của những người cán bộ mang trên mình sứ mệnh giảm nghèo càng thêm rõ ràng và ấm áp thông qua các chương trình an sinh xã hội trích từ thu nhập của chính cán bộ chi nhánh. Trong 3 năm qua, chi nhánh đã quyên góp được 4.137.4 triệu đồng cho các chương trình này, góp sức xây dựng 10 cây cầu dân sinh; hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh; hỗ trợ 2 trẻ em mồ côi cha và mẹ (mất do dịch bệnh Covid-19) từ Chương trình “Mẹ đỡ đầu”, theo đó mỗi em sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng cho đến 18 tuổi; giải cứu 30.000 kg hành tím tại thị xã Vĩnh Châu cho 42 hộ là hộ nghèo vay vốn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm…

xu giong va hanh trinh dap xay am no hanh phuc
Triệu Ly Na nhờ đồng vốn ngân hàng, thoát nghèo bền vững, kinh tế gia đình có nguồn thu ổn định, có tiền nuôi con ăn học

"Vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Điều đó đã mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tăng cường và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước", Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đánh giá.

********

Tuy nhiên, con đường giảm nghèo bền vững của Sóc Trăng còn không ít gian nan khi toàn tỉnh vẫn còn 22.120 hộ nghèo (tỷ lệ 6,64%), 29.403 hộ cận nghèo (tỷ lệ 8,83%). Hiện chi nhánh NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đang cho vay 150.913 khách hàng với tổng dư nợ các chương trình tín dụng là 4.299.769 triệu đồng, trong đó ưu tiên cho vay đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn.

Giám đốc Trần Duy Đông cho biết trong thời gian tới, chi nhánh sẽ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn theo chủ trương, định hướng của Chính phủ, của tỉnh trong từng giai đoạn; hỗ trợ ngày càng có hiệu quả hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp. Đồng thời tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó xác định rõ hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch, hoạt động thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp để thực hiện tốt mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%-3%/năm; trong đó, giảm tỷ hộ Khmer nghèo 3%-4%/năm; đưa thu nhập bình quân đầu người của tỉnh lên 75 triệu đồng vào cuối nhiệm kỳ.

Hoa Hạ

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data