agribank-vietnam-airlines

Xổ số kiến thiết trước áp lực đổi mới

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Khi không còn “một mình một chợ”, xổ số kiến thiết tất yếu phải tự làm mới mình, thậm chí có thể tư nhân hóa.
aa
Thủ tướng yêu cầu báo cáo hoạt động của Công ty Xổ số Vietlott
Doanh thu tăng mạnh, xổ số điện toán vẫn không chèn lấn xổ số truyền thống

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017. Trong đó, phần liên quan đến nguồn thu ngân sách từ xổ số kiến thiết (XSKT), Chính phủ chỉ đạo đưa vào cân đối ngân sách địa phương và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho đầu tư phát triển. Các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên phải bố trí tối thiểu 60% nguồn thu từ XSKT để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế. Tỷ lệ này với các tỉnh khu vực phía Nam là 50%.

Xổ số kiến thiết trước áp lực đổi mới
Các DN XSKT đang đứng trước áp lực đổi mới toàn diện để cạnh tranh

Tăng trách nhiệm cho địa phương

Có thể nói chủ trương giao nguồn thu từ XSKT về ngân sách của các địa phương như Quyết định trên của Thủ tướng là đã được cân nhắc từ sớm. Cụ thể, ngay đầu tháng 6/2016, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương phân bổ và sử dụng nguồn thu từ hoạt động XSKT năm 2016 theo hướng đưa nguồn thu này vào cân đối ngân sách địa phương nhằm tập trung cho lĩnh vực đầu tư phát triển.

Vào cuối tháng 6/2016, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản (số 8470/BTC-NSNN) đề nghị các địa phương phân bổ và sử dụng toàn bộ nguồn thu từ XSKT cho đầu tư phát triển và dành khoảng 10% nguồn thu này cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tiếp theo đó, tại Thông tư số 91/2016, Bộ Tài chính cũng đã luật hóa nội dung này tại Mục đ, Khoản 2, Điều 11.

Như vậy, sau 10 năm không đưa nguồn thu từ XSKT vào cân đối thu, chi ngân sách địa phương, bắt đầu từ 2017, các địa phương sẽ phải tự cân đối nguồn thu này vào ngân sách hàng năm của mình để chủ động đầu tư cho các dự án về giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các quận/huyện mà mình phụ trách.

Xét từ góc độ vĩ mô, Chính phủ giao nguồn thu từ XSKT về ngân sách của các địa phương là một việc làm hợp lý. Bởi thông qua việc “giao khoán” nguồn thu này, một mặt Chính phủ và Bộ Tài chính sẽ giảm bớt áp lực chi ngân sách cho các hoạt động đầu tư phát triển. Mặt khác sẽ thúc đẩy các địa phương chủ động cải tổ “bộ máy kiếm tiền” từ hoạt động kinh doanh XSKT để cân đối nguồn thu - chi ngân sách hàng năm.

Tuy nhiên, đứng từ phía các địa phương việc giao nguồn thu từ XSKT về ngân sách tỉnh lại là một thách thức không nhỏ. Thống kê của 21 công ty XSKT tại khu vực phía Nam cho thấy, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016, các đơn vị này đã nộp về NSNN trên 17.200 tỷ đồng. Tại hầu hết các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL nguồn thu từ XSKT là nguồn thu chủ đạo của địa phương (chiếm trung bình khoảng 30%). Cá biệt có những tỉnh như Vĩnh Long, Hậu Giang tỷ lệ này lên tới 40-50% tổng nguồn thu ngân sách.

Điều này cho thấy khi buộc phải cân đối nguồn thu này vào ngân sách địa phương, các tỉnh, thành sẽ đối mặt với tình trạng áp lực từ hai phía. Bởi một mặt, các địa phương sẽ lo ngại không thể hoàn thành chỉ tiêu mà Bộ Tài chính giao cho (do thị trường bão hòa và do mất thị phần vào tay các loại xổ số điện toán). Mặt khác, khi buộc phải sử dụng 60-70% nguồn thu từ XSKT để đầu tư phát triển và xây dựng nông thôn mới thì địa phương sẽ thiếu hụt khá nhiều vốn đối ứng cho các dự án thuộc các lĩnh vực khác.

Cổ phần hóa tại sao không?

Theo phân tích của Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng doanh thu của hoạt động kinh doanh XSKT hiện nay ở mức 12,2%/năm. Khu vực miền Nam chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu doanh thu (87,7%) trong khi đó khu vực miền Bắc tỷ lệ này chỉ ở mức 5%. Điều này tạo ra sự chênh lệch nguồn thu ngân sách rất lớn tại các địa phương, dẫn tới mất cân đối trong việc giao chỉ tiêu thu ngân sách trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Tài chính cho rằng các công ty XSKT tại miền Bắc chưa tập trung phát triển loại hình xổ số truyền thống nên hiệu quả kinh doanh theo mô hình liên kết còn hạn chế. Công tác quản lý phát hành chưa chặt chẽ và phân bổ chi phí chưa minh bạch, do đó không tạo được động lực phát triển loại hình kinh doanh liên kết. Trong khi đó, tại thị trường miền Trung và miền Nam chênh lệch khoảng cách về quy mô vốn, thị phần giữa các công ty ở mức khá lớn. Việc này làm cho các công ty nhỏ khó cạnh tranh.

Đứng từ góc độ chính sách, Luật sư Trương Xuân Tám, Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc cho rằng, trong bối cảnh ngân sách đang căng thẳng như hiện nay thì việc giao nguồn thu từ XSKT về cho ngân sách địa phương là cần thiết và cấp bách.

Để cạnh tranh được với các loại hình xổ số điện toán và các loại trò chơi có thưởng, ông Tám cho rằng bắt buộc các công ty XSKT phải cải tổ. Theo đó các DN này có thể thực hiện 4 phương án đổi mới hoạt động. Thứ nhất là thay đổi hình thức mở thưởng, tăng cơ cấu giải thưởng. Thứ hai là nghiên cứu phát hành xổ số bằng tiếng Anh để bán ra thị trường nước ngoài. Thứ ba là tinh gọn biên chế, chọn người có năng lực thực sự. Và cuối cùng là tiến đến xã hội hóa các công ty XSKT để khối tư nhân có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh này.

Đồng tình quan điểm trên, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright cũng cho rằng, tại Việt Nam hiện nay, nguồn thu từ XSKT vẫn đang là nguồn thu chính của nhiều địa phương vì thế dẫn đến sự phụ thuộc và phát triển không bền vững. Hoạt động xổ số vốn không trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, mà chỉ là hình thức lấy tiền từ người này trả cho người kia. Thêm vào đó, dù cho hoạt động này có tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động thì nguồn lao động này cũng không có trình độ tay nghề, không có chuyên môn kỹ thuật.

Do vậy, thời điểm này cần phải xóa bỏ tư duy coi nguồn thu ngân sách từ xổ số chiếm tỷ lệ lớn. Từ đó đẩy mạnh cổ phần hóa các DN XSKT để “xốc” lại hoạt động của các đơn vị này. Chỉ khi nào làm được như vậy, chuyện thu nhập tại các công ty xổ số cũng như hoạt động thu - chi của các DN này mới không còn là vấn đề “nhạy cảm” khiến dư luận tò mò, đặt dấu hỏi về tính công khai, minh bạch.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data