agribank-vietnam-airlines

Xây dựng nông thôn mới tại Quảng Nam: Đường về đích còn nhiều trở ngại

Bài và ảnh Nguyên Đỗ
Bài và ảnh Nguyên Đỗ  - 
Qua tìm hiểu ở một số địa phương, các tiêu chí nông thôn mới nâng cao có nhiều chỉ tiêu mới, cần có thời gian và nguồn lực mới có thể đạt được...
aa

Những kết quả đáng ghi nhận

Tính đến cuối năm 2022, trong tổng số 194 xã tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM) trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam đã có 123 xã được công nhận đạt chuẩn. Hiện giờ, cả tỉnh có 10 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, trong đó có 1 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu. Cấp huyện có 2 đơn vị đạt chuẩn huyện NTM là Phú Ninh và Duy Xuyên, 2 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là Tam Kỳ và Điện Bàn.

Theo mục tiêu đặt ra, Quảng Nam phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất 155 xã/194 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 80%; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn NTM của 1 xã là hơn 17,5 tiêu chí; không còn huyện không có xã đạt chuẩn NTM, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí. Ngoài ra, tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất 64 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, chiếm tỷ lệ 40%; có ít nhất 16 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu, chiếm tỷ lệ 10%; có thêm 3 - 4 huyện đạt chuẩn NTM...

chuong trinh xay dung nong thon moi tai quang nam duong ve dich con nhieu tro ngai
Mô hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoà Vang

Thế nhưng để hoàn thành mục tiêu trên là chuyện không đơn giản. Bởi, thực tế cho thấy, 123 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 - 2022 hầu hết có điều kiện kinh tế - xã hội khá thuận lợi. Trong khi đó, các xã nằm trong lộ trình về đích NTM từ nay đến năm 2025 chủ yếu ở các địa phương thuộc khu vực trung du - miền núi còn rất nhiều khó khăn, nhất là eo hẹp về nguồn lực tài chính thực hiện chương trình.

Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện Hòa Vang - huyện nông thôn duy nhất của thành phố Đà Nẵng có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, gồm: Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Khương, Hòa Phước, Hòa Phong. Ngoài ra, có 21 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu; gần 60 vườn mẫu; 50 tuyến đường kiểu mẫu; tỷ lệ điện chiếu sáng đạt 100% ở đường trục thôn, gần 80% ở đường kiệt, hẻm… Hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung xây dựng, sửa chữa với nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ… góp phần thay đổi diện mạo huyện Hòa Vang.

Khi bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM nâng cao, huyện áp dụng phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau” và chọn những tiêu chí cơ bản làm đòn bẩy để tạo đà thúc đẩy thực hiện các tiêu chí khác. Đối với những địa phương chưa đạt chuẩn NTM nâng cao, huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ, giúp đỡ để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, về đích đúng hẹn. Các xã tích cực vận động nhân dân hưởng ứng đóng góp tiền, hiến đất, ngày công lao động để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đồng thời, khuyến khích nhân dân thi đua phát triển kinh tế hộ, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, phát triển du lịch sinh thái. Đến nay, huyện có 12 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn cho biết: Các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao trong giai đoạn 2021 - 2025 là rất cao. Trong khi đó, các xã còn lại phần lớn còn nhiều khó khăn, số tiêu chí bình quân đạt thấp. Do vậy, đòi hỏi phải nỗ lực, quyết tâm, thống nhất trong nhận thức và hành động để thực hiện đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Trên cơ sở kế hoạch chung của thành phố và huyện, mỗi xã cần xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình cụ thể, phù hợp thực tế của địa phương; xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực phù hợp để hoàn thành tiêu chí NTM; tăng cường đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, gắn xây dựng NTM với việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người dân nông thôn... Huyện đặt mục tiêu phấn đấu về đích hoàn thành xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu trong năm 2025.

Khó khăn khi thực hiện bộ tiêu chí mới

Ông Trần Công Lân thuộc Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Nam cho biết, Bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí và chỉ tiêu tăng thêm so với giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, đối với bộ tiêu chí xã NTM, trước đây có 19 tiêu chí với 49 chỉ tiêu, nhưng nay tăng lên 57 chỉ tiêu. Trong khi đó, đối với bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, giai đoạn trước chỉ có 12 tiêu chí với 23 chỉ tiêu, nay tăng lên 19 tiêu chí với 75 chỉ tiêu. Không chỉ vậy, mức độ đạt chuẩn của các tiêu chí cũng đều tăng cao. Đáng chú ý, có nhiều chỉ tiêu ban hành chưa phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, vùng miền.

Đơn cử như chỉ tiêu trong bộ tiêu chí mới quy định tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 20 - 25% là rất khó thực hiện đối với các huyện miền núi, trong khi một số công trình cấp nước sạch nông thôn đầu tư trước đây không còn phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, việc quy định đất cây xanh công cộng tại điểm dân cư nông thôn lớn hơn hoặc bằng 2m2/người là không sát thực tế vì việc quy hoạch đất phục vụ công cộng hiện nay còn chưa đạt tiêu chuẩn quy định thì không thể đạt với việc trồng cây xanh. Quy định hình thức hỏa táng ở nông thôn đối với tiêu chí xã NTM nâng cao cũng không dễ thực hiện vì ở khu vực miền Trung lâu nay mai táng người chết chủ yếu là chôn theo phong tục nên việc hỏa táng sẽ khó khăn.

Bộ tiêu chí mới quy định ít nhất 40% người dân tham gia khám bệnh từ xa là không khả quan trong điều kiện bình thường mà chỉ phù hợp ở những thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong khi đó, quy định trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cũng không sát tình hình vì nhiều địa phương ở miền Trung đã nhập, giải thể các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên nên thực tế ở cấp huyện các trung tâm này không còn hoạt động. Về tiêu chí nghèo đa chiều, mặc dù tỷ lệ quy định như giai đoạn trước nhưng nay đánh giá thêm tỷ lệ cận nghèo đa chiều nên sẽ rất khó khăn đối với các địa phương miền núi.

Vấn đề đáng quan tâm nữa là đối với các xã miền núi, giai đoạn trước đây khi công nhận đạt chuẩn xã NTM thì chỉ tiêu đạt chuẩn áp dụng theo các xã thuộc khu vực miền núi phía Bắc, nhưng hiện nay áp dụng theo khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (yêu cầu của các tiêu chí và chỉ tiêu cao hơn) nên khi rà soát theo bộ tiêu chí mới thì gần 50% số tiêu chí bị rớt chuẩn. Đặc biệt, theo quy định, các xã miền núi sau khi đạt chuẩn NTM sẽ không còn thuộc đối tượng xã khó khăn (khu vực 1), trong khi các tiêu chí về hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học... theo bộ tiêu chí mới không đạt chuẩn, nhưng không có nguồn lực bố trí thực hiện.

Qua tìm hiểu ở một số địa phương, các tiêu chí NTM nâng cao có nhiều chỉ tiêu mới, cần có thời gian và nguồn lực mới có thể đạt được. Chẳng hạn như chỉ tiêu “tối thiểu 50% hồ sơ giải quyết trực tuyến tại các xã”; “phải có 50% dân số trong độ tuổi lao động ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo và tối thiểu 80% dân số trong độ tuổi lao động đối với các xã còn lại sử dụng điện thoại thông minh”; “100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ”…

Trong khi đó, theo chia sẻ của ông Nguyễn Anh Tài, Phó Trưởng phòng Kế hoạch & Nghiệp vụ thuộc Văn phòng điều phối NTM tỉnh Quảng Nam: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Quảng Nam có khoảng 40% số xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu và khoảng 20% đạt chuẩn huyện NTM nâng cao, huyện NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, vẫn chưa cân đối nguồn lực từ ngân sách để thực hiện các mục tiêu này. Riêng 6 chương trình chuyên đề trọng tâm trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm: chuyển đổi số, môi trường, du lịch nông thôn, OCOP, an ninh trật tự, khoa học công nghệ. Thế nhưng, đến nay trung ương vẫn chưa giao vốn 6 chương trình chuyên đề nêu trên nên rất khó cho tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch để thực hiện?

Bài và ảnh Nguyên Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.
Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.

Vinh danh nhiều dự án khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp

Hàng chục dự án khởi nghiệp của thanh niên liên quan đến các giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi xanh nền kinh tế nông nghiệp sẽ được vinh danh và hỗ trợ kết nối đầu tư nhân rộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data