agribank-vietnam-airlines

Xây dựng cộng đồng thống kê ASEAN vững mạnh, thích ứng với thay đổi

Tin ảnh: M.Ngọc
Tin ảnh: M.Ngọc  - 
Trong 2 ngày 8-9/12/2020, Kỳ họp lần thứ 10 của Ủy ban Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN (ACSS10) đã được tổ chức. Đây là cuộc họp trực tuyến, với sự điều phối từ Hà Nội, Việt Nam, do TS. Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam đồng chủ tọa cùng với bà Hajah Mariah Haji Yahya, Tổng cục trưởng Cơ quan Kế hoạch Kinh tế và Thống kê Bru-nây.
aa

Năm 2020 với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 “Gắn kết và chủ động thích ứng” Chính phủ Việt Nam và các nước ASEAN đã thể hiện bản lĩnh và quyết tâm, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức. Không nằm ngoài nỗ lực chung đó, Thống kê Việt Nam và cơ quan thống kê các quốc gia thành viên ASEAN cũng thể hiện được tinh thần cùng nhau gắn kết nâng cao năng lực Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dữ liệu ngày càng tăng.

“Chúng ta nỗ lực không ngừng để củng cố, xây dựng và phát triển một Cộng đồng Thống kê ASEAN vững mạnh, không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn thích ứng với thay đổi như vũ bão của khoa học công nghệ”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Hương phát biểu khai mạc Phiên họp.

xay dung cong dong thong ke asean vung manh thich ung voi thay doi

Với chủ đề “Cùng nhau gắn kết nâng cao năng lực Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dữ liệu ngày càng tăng”, tại kỳ họp này, cơ quan thống kê các quốc gia thành viên ASEAN đã cùng nhìn lại những kết quả chính của Chương trình công tác ACSS năm 2020.

Trong đó, nhằm đáp ứng nhu cầu dữ liệu ngày càng tăng phục vụ giám sát hội nhập ASEAN, ACSS đã tiếp tục thực hiện các chương trình thống kê để cung cấp số liệu thống kê kịp thời và có tính so sánh trên các lĩnh vực: thương mại hàng hóa quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại dịch vụ quốc tế, các mục tiêu phát triển bền vững, tài khoản quốc gia, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và chỉ tiêu xã hội khác.

Bên cạnh đó là thực hiện các chương trình công tác về truyền thông và phổ biến số liệu thống kê nhằm tăng cường sử dụng nhiều hơn các số liệu thống kê của ASEAN, gồm cả các video kỷ niệm một thập kỷ hợp tác của ACSS.

Tại Kỳ họp này, cơ quan thống kê các quốc gia thành viên ASEAN đã thảo luận và thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Thông qua kết quả đánh giá giữa kỳ Kế hoạch Chiến lược ACSS giai đoạn 2016-2025 và Kế hoạch Chiến lược ACSS điều chỉnh giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, công bố “Báo cáo đầu kỳ các chỉ tiêu phát triển bền vững 2020 của ASEAN” gồm một báo cáo thống kê và các chỉ tiêu phát triển bền vững ưu tiên đã được ASEAN thông qua, bao gồm 67 chỉ tiêu do các quốc gia thành viên ASEAN thu thập; công bố “Cổng cơ sở dữ liệu trực tuyến các chỉ tiêu phát triển bền vững”, là công cụ để gửi dữ liệu, xử lý và phổ biến các chỉ tiêu phát triển bền vững của ASEAN.

"Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Nhóm công tác về chỉ tiêu phát triển bền vững trong hỗ trợ ASEANstats kịp thời phát hành ấn phẩm, cổng thông tin trực tuyến và đồ họa thông tin về các chỉ tiêu phát triển bền vững trên trang thông tin điện tử của ASEANstats”, theo thông cáo báo chí chung của ACSS10.

Các Cơ quan thống kê các nước thành viên ASEAN cũng ghi nhận tiềm năng sử dụng dữ liệu lớn như là một nguồn dữ liệu mới phục vụ thống kê chính thức. “Chúng tôi đã thông qua tài liệu khái niệm về sử dụng dữ liệu lớn để tăng cường số liệu thống kê chính thức của ACSS. Hoạt động này sẽ đẩy mạnh hợp tác khu vực về sử dụng dữ liệu lớn, cải thiện tính kịp thời và phù hợp của số liệu thống kê chính thức, đồng thời giảm chi phí biên soạn số liệu thống kê”, thông cáo viết.

Các cơ quan thống kê các quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua Khung ASEAN giúp ASEAN về nâng cao năng lực ACSS nhằm duy trì các chương trình xây dựng năng lực, cũng như tạo điều kiện chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm hơn nữa giữa các quốc gia thành viên ASEAN nhằm đẩy mạnh phát triển thống kê ở cấp quốc gia và khu vực.

Cũng tại kỳ họp này, các đại biểu đã cùng nhau nhìn lại tác động lớn của đại dịch COVID-19 đối với các cơ quan thống kê quốc gia trong khu vực ASEAN, đặc biệt năm 2020 là năm mà hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN tiến hành Tổng điều tra dân số. Nhiều hoạt động thống kê khác cũng bị ảnh hưởng, nhất là những hoạt động liên quan đến điều tra thực địa. Do đó, đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách thức lớn và nghiêm trọng đối với việc cung cấp kịp thời các số liệu thống kê chính thức.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và hạn chế, các quốc gia thành viên ASEAN vẫn nỗ lực cung cấp số liệu thống kê chính thức đáng tin cậy qua những thay đổi trong quy trình thực hiện hoạt động, cải tiến phương pháp luận và tăng cường sử dụng công nghệ để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19.

Thông cáo báo chí chung của ACSS10 cũng hoan nghênh những nỗ lực của các quốc gia thành viên ASEAN trong sản xuất và phổ biến số liệu thống kê chính thức có chất lượng cao trước những thách thức của đại dịch COVID-19. Trong đó, riêng Việt Nam đã tiến hành các cuộc điều tra trực tuyến đánh giá tác động của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp; bổ sung các câu hỏi về tác động của dịch COVID-19 đối với người lao động vào Điều tra Lao động việc làm; đánh giá tác động và xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin như email, bảng hỏi điện tử và hồ sơ hành chính phục vụ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng và các cuộc điều tra.

Phiên họp cũng chứng kiến sự chuyển giao vai trò Chủ tịch ACSS năm 2021 cho Bru-nây đảm nhiệm.

Tin ảnh: M.Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data