agribank-vietnam-airlines

Xây dựng Chính phủ số là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Chiều ngày 30/11/2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với điểm cầu các bộ, ngành, cơ quan và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
aa

Dự phiên họp tại đầu cầu Chính phủ còn có Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Vũ Đức Đam; các thành viên Ủy ban; lãnh đạo Ban Chỉ đạo chuyển đổi số/xây dựng Chính phủ điện tử của Văn phòng Chính phủ; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tham dự và phát biểu tại phiên họp.

xay dung chinh phu so la mot trong nhung nhiem vu quan trong hang dau
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số phát biểu chủ trì Phiên họp

Ngành Ngân hàng rất quan tâm đến chuyển đổi số

Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, chủ trương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia được xây dựng trên 3 trụ cột: Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số tại Quyết định số 942/QĐ-TTg, ngày 15/6/2021 xác định, phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện; phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt để hình thành Chính phủ số vào 2025.

Để bảo đảm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định kiện toàn, đổi tên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Đây là minh chứng thể hiện cho sự quyết tâm hành động, nói đi đôi với làm, tăng cường kỷ luật kỷ cương. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn xác định, xây dựng Chính phủ số là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cũng là xu thế tất yếu, vừa nâng cao tính công khai, minh bạch, giải trình của Chính phủ, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.

Theo đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động xã hội và là con đường đúng đắn để phát triển đất nước Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị, các thành viên Ủy ban Quốc gia, Bộ trưởng, Trưởng ngành thông tin những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế, đưa ra hướng khắc phục. Đồng thời, đề ra kế hoạch, giải pháp thiết thực nhất để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phát biểu tại phiên họp, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngân hàng được xác định là lĩnh vực có tác động xã hội liên quan hàng ngày đến người dân và doanh nghiệp, có tác động lan tỏa đến công cuộc Chuyển đổi số quốc gia. Thời gian vừa qua, NHNN đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, chỉ thị triển khai, đặc biệt là rà soát và chỉnh sửa hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số.

“Năm 2021, các ngân hàng Việt Nam được MKensey đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số nhanh nhất trong khu vực. Việc NHNN đứng vị trí số 2 trong bảng xếp hạng DTI năm 2020 trong đó chỉ số kiến tạo thể chế xếp thứ nhất cho thấy ngành Ngân hàng rất quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số”, Thống đốc nhấn mạnh và cho biết thêm, đến nay có 95 ngân hàng đã và đang xây dựng triển khai chiến lược chuyển đổi số.

Qua số liệu thống kê của 10 NHTM lớn, mức đầu tư cho chuyển đổi số ước tính 15 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Chi phí đầu tư nguồn lực hoạt động chuyển đổi số chiếm 20-30% tổng chi phí đầu tư hoạt động cho thấy đầu tư khá lớn. Công nghệ hiện đại đã được ứng dụng mạnh mẽ, rộng rãi vào các lĩnh vực ngân hàng, cốt lõi như thanh toán, cấp tín dụng, nhận tiền gửi…

Các dịch vụ như mở tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, gửi tiết kiệm đều được ngân hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số, nhiều ngân hàng đạt tỷ lệ hơn 90% giao dịch thực hiện trên kênh số. Thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm tăng 90% về số lượng, 150% về giá trị hàng năm trong những năm qua. Hệ sinh thái số và thanh toán số của hệ thống ngân hàng đã được thiết lập và kết nối với các dịch vụ ở các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, mang lại nhiều dịch vụ tiện ích cho người dân.

xay dung chinh phu so la mot trong nhung nhiem vu quan trong hang dau
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại phiên họp

Đáng chú ý, NHNN cho phép mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, xác thực mở tài khoản cho khách hàng mà không phải đến ngân hàng (eKyc). Từ tháng 3/2021 đến nay đã có 20 ngân hàng triển khai eKyc với gần 2 triệu tài khoản thanh toán và trên 4,6 triệu lượt giao dịch.

Đặc biệt, hệ thống ngân hàng Việt Nam rất tích cực tham gia vào thanh toán qua Cổng dịch vụ công Quốc gia và đã chỉ đạo các TCTD, các trung gian thanh toán kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia. Tính tới nay, đã có 45,7 nghìn giao dịch thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Cần sự phối hợp đồng bộ

Trong dự thảo chương trình kế hoạch chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra 2 nội dung liên quan đến hệ thống ngân hàng hoàn thành trong năm 2020 đó là Dự thảo Nghị định về sandbox và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán số, phấn đấu đạt 80% trường học, bệnh viện thanh toán không dùng tiền mặt.

Đối với Dự thảo Nghị định về sandbox, Thống đốc cho hay, NHNN đang dự thảo và tích cực phối hợp với các bộ, ngành. Với nội dung thứ hai đã được đề cập trong Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Quyết định 1813 của Thủ tướng vừa được ban hành triển khai theo lộ trình cả giai đoạn năm 2021 – 2025. Để hoàn thành ngay mục tiêu thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán số, phấn đấu đạt 80% trường học, bệnh viện thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2022 nếu chỉ một mình NHNN khó có thể thực hiện được mà đòi hỏi phải có sự phối hợp tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và cả UBND các tỉnh, thành phố.

“Vì trên thực tế có nhiều trường Đại học trực thuộc Bộ nhưng nhiều trường lại trực thuộc địa phương, tương tự đối với lĩnh vực y tế… Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu tính khả thi của việc thực hiện nhiệm vụ này trong năm 2022”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề xuất.

Theo chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, hiện tại NHNN cũng đang nhận được sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công an đối với triển khai, khai thác cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

“Đây là điều rất quan trọng cho việc xác thực đối với hoạt động ngân hàng. Vì hoạt động ngân hàng rất cần dữ liệu, sự tín nhiệm”, Thống đốc nhấn mạnh và bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp và cho phép các TCTD trong hệ thống kết nối với cơ sở dữ liệu để khai thác dữ liệu về căn cước công dân, để có thể thực hiện mở rộng thêm các lĩnh vực không chỉ thanh toán, mà còn gửi tiền, cấp tín dụng…

Bên cạnh đó, NHNN đề nghị các Bộ, ngành phối hợp với NHNN rà soát, nghiên cứu và xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý về giao dịch điên tử, xác thực điện tử, chứng từ kế toán… trong các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, thương mại điện tử…; Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuyển hóa dữ liệu trong từng ngành, lĩnh vực để tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa hệ thống thông tin của các ngân hàng với các thông tin, dữ liệu của các lĩnh vực khác.

“Vì hoạt động ngân hàng, đặc biệt là cấp tín dụng cần phải tín nhiệm, xác thực, chứng minh được khả năng trả nợ của người dân. Tất cả các thông tin, dữ liệu từ các lĩnh vực khác để chứng tỏ khách hàng có tín nhiệm, có quy mô hoạt động thì điều kiện này rất quan trọng”, Thống đốc NHNN lưu ý thêm.

xay dung chinh phu so la mot trong nhung nhiem vu quan trong hang dau
Toàn cảnh phiên họp

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành cần tiếp tục nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của chuyển đổi số ở tất cả các cấp, các ngành, nhất là người lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển chuyển đổi số; Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, xuất phát từ thực tiễn, cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các cơ sở dữ liệu; Triển khai chương trình phát triển công dân số. Khi xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số thì phải có công dân số phát triển tương ứng và hài hòa với các trụ cột này; Tích cực hỗ trợ, hợp tác giữa các địa phương, bộ, ngành và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trong đó đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

Về kế hoạch Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, để tạo bước đột phá, xuất phát từ quan điểm chỉ đạo thống nhất, hướng đến nhận thức và hành động, đặc biệt phải bố trí nguồn lực hợp lý để có nguồn lực thúc đẩy và triển khai hiệu quả.

Trước đó, ngày 22/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1964/QĐ-TTg phê duyệt Danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng là Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Tin: Hà Thành; Ảnh: Mạnh Thắng

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data