agribank-vietnam-airlines

Xây cầu nghìn tỷ ở Hà Nội: Băn khoăn ngay từ thiết kế

Thanh Xuân
Thanh Xuân  - 
Việc Hà Nội có thêm cây cầu mới mang tên danh tướng Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng là rất cần thiết và ý nghĩa. Thế nhưng, ngay sau khi Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hà Nội có tờ trình gửi UBND TP. Hà Nội phê duyệt phương án kiến trúc, nhiều kiến trúc sư (KTS) đã bày tỏ băn khoăn về phương án thiết kế.
aa

Xây dựng cây cầu Trần Hưng Đạo nằm trong chủ trương xây dựng 18 cây cầu bắc qua sông Hồng theo đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cây cầu này có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô những năm tới.

xay cau nghin ty o ha noi ban khoan ngay tu thiet ke
Phối cảnh cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng đang khiến dư luận quan tâm

Căn cứ theo tờ trình, cầu Trần Hưng Đạo dự kiến nằm vào khoảng giữa hai cây cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Phía Nam cầu kết nối vào đường Trần Hưng Đạo tại điểm giáp ranh hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Ở phía Bắc, cầu đi qua bãi sông Hồng, men theo rìa phía Tây khu vực sân bay Gia Lâm, tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (QL5A). Theo thiết kế, tổng chiều dài tuyến (bao gồm cầu và đường dẫn hai đầu) khoảng 5,5km qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Công trình vĩnh cửu, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực, thép và dây văng; khổ thông thuyền sông cấp II, tĩnh không đường chui dưới cầu 4,75m.

Trước đó, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định chấp thuận giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.

Cầu Trần Hưng Đạo có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 8.938 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước tham gia là 4.204 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư BOT khoảng 4.204 tỷ đồng... Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm. Tiến độ thực hiện dự kiến từ năm 2022 - 2025.

Tuy nhiên, điều khiến dư luận và giới KTS “dậy sóng” trong những ngày vừa qua liên quan tới phương án thiết kế cây cầu.

Cụ thể, sau khi căn cứ vào điểm chấm của Hội đồng tuyển chọn với 15 thành viên, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã trình UBND TP. Hà Nội kết quả phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng. Trong ba phương án thì phương án 1 và phương án 2 chỉ có 1/15 thành viên hội đồng lựa chọn, số điểm lần lượt là 1.140 điểm và 1.137 điểm. Phương án 3 được 13/15 thành viên hội đồng lựa chọn với 1.261 điểm. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã trình UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị xem xét, phê duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kể kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo theo phương án 3, với phong cách Đông Dương.

Trao đổi với báo chí, GS-TS-KTS. Nguyễn Quốc Thông, Chủ tịch Hội đồng kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam, một trong 15 thành viên Hội đồng tuyển chọn) cho rằng, "cả ba phương án tôi đều thấy chưa đạt yêu cầu và đã viết nhận xét đề nghị sửa lại". Phương án 3 dù nhận được nhiều lựa chọn song theo ông Thông, có những chi tiết gây rối, là sự tập hợp, ghép nhặt của nhiều chi tiết cổ điển, phương Đông. “Việc lặp lại đúng phong cách kiến trúc Đông Dương là chưa hợp lý. Cần có sự cách điệu theo hướng hiện đại, bởi xây cầu cho ngày hôm nay để phục vụ các phương tiện có tốc độ cao, do đó cần nét kiến trúc khỏe khoắn. Mỹ quan thời nay cũng khác thời xưa", ông Thông nói, đồng thời cho rằng, nếu muốn khai thác kiến trúc Pháp thì phải áp dụng "tinh thần Pháp", đó là kiến trúc đĩnh đạc, sang trọng, thông qua các đường nét có ngôn ngữ, chứ không phải lộn xộn, chắp vá, dập khuôn nhiều phong cách. Vận vào thời nay, phong cách kiến trúc cần trên tinh thần đơn giản, hiện đại.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Long (Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam) - một trong hai thành viên Hội đồng không chọn phương án 3 - cho rằng, kiến trúc tháp Đông Dương không ăn nhập với kết cấu cầu hiện đại, gắn với tên tuổi danh nhân Trần Hưng Đạo. Phương án này chọn dầm bê tông dự ứng lực đúc hẫng cân bằng nhịp 156m là không hợp lý; vì nhịp lớn nên chiều cao dầm rất lớn, nặng nề.

Một điều khiến dư luận băn khoăn, đó là trong ba phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đều do Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) đề xuất. Theo KTS. Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam, đây là công trình đặc biệt, nằm trong quy hoạch được duyệt, vì vậy chiểu theo Luật Kiến trúc, cần phải thi tuyển kiến trúc với nhiều tổ chức tư vấn kiến trúc có uy tín tham gia chứ không phải là cuộc “tuyển chọn” với vài ba phương án do một đơn vị tư vấn lập.

Nhìn vào những hình ảnh và những thông số thiết kế cầu đã được công bố, KTS. Trần Huy Ánh - ủy viên thường vụ Hội KTS Hà Nội, cho rằng cầu Trần Hưng Đạo rất thấp. Theo vị KTS này, nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng xây mới đều khoảng cách 11m so với mặt nước thì cầu Trần Hưng Đạo rất thấp, chỉ 4,75m. “Cầu thấp thì rất khó đảm bảo lưu không để tàu, bè qua lại”, ông Ánh nói.

Còn KTS. Phạm Thanh Tùng cho rằng về mặt hình thức kiến trúc cầu là “rất không ổn”. “Theo như thuyết minh của phương án, là hình thức mang phong cách kiến trúc "xứ Đông Dương" với các trụ tháp kiểu cổ điển, kết nối trục cảnh quan đường Trần Hưng Đạo với các công trình kiến trúc kiểu Pháp. Tôi rất ngạc nhiên khi người ta lại lấy tên "xứ Đông Dương" cho kiến trúc một cây cầu hiện đại được xây dựng ở thế kỷ 21”, ông Tùng nhấn mạnh.

Theo giới kiến trúc, cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng vào Hà Nội phải có tính hiện đại, đổi mới, phải là điểm nhấn kiến trúc đô thị của một thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo như Hà Nội. Cây cầu này cũng phải đại diện cho thời kỳ phát triển mới, cho sự sáng tạo, cho một thành phố đang vươn lên với tầm vóc Thăng Long - Hà Nội, văn hiến, văn minh, hiện đại và giàu bản sắc. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến ngôn ngữ kiến trúc để có thể phản ánh được tinh thần của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, vị danh tướng lẫy lừng trong sử Việt được chọn để đặt tên cho cây cầu mới này.

Thanh Xuân

Tin liên quan

Tin khác

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đến đầu tháng 4/2025, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đã gần như hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương; chuẩn bị trình Chính phủ, để tiếp tục trình Quốc hội thông qua.
Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Dự án căn hộ cao cấp sở hữu vị trí đắt giá tại Đà Nẵng đã tạo ra cuộc đua sở hữu tài sản giữa các nhà đầu tư. Liệu rằng đây là cơ hội đầu tư bền vững hay chỉ là một xu hướng ngắn hạn?
Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

Hội tụ những giá trị đỉnh cao từ vị trí, thiết kế, tiện ích đến dịch vụ và an ninh, biệt thự Vịnh Bình Minh (Vinhomes Wonder City, Hà Nội) không chỉ là một tuyệt tác bất động sản hiếm có dành cho giới tinh hoa mà còn là tuyên ngôn đầy kiêu hãnh về đẳng cấp, vị thế và gu thẩm mỹ khác biệt của những chủ nhân danh giá.
TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

Ngày 8/4, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có tờ trình gởi HĐND thành phố về việc thu hồi hơn 230 ha đất để phục vụ 10 dự án cộng cộng nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; Nghị định 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa, có hiệu lực từ ngày 1/4.
Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh cho biết, dự án cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tại quận Bình Thạnh và Gò Vấp với tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng đang được gấp rút chuẩn bị đẩy nhanh, đảm bảo khởi công trước ngày 30/4.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

Nghị định 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn đối với các dự án, đất đai
TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan chuẩn bị dự án, chủ đầu tư các dự án thành phần thuộc dự án “Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13” (đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT), thông suốt giao thông cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Essensia Parkway nâng tầm chất lượng sống

Essensia Parkway nâng tầm chất lượng sống

Sáng ngày 31/03, Phú Long chính thức khởi công dự án Essensia Parkway - Tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well tại Nam Sài Gòn. Dự án không chỉ mang đến một không gian sống có đủ các giá trị Wellness - Well-being - Luxury mà còn là lời khẳng định của Phú Long trên hành trình phát triển thương hiệu bất động sản cao cấp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data