WB nâng dự bảo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 lên 6,8%
![]() |
Xuất khẩu là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2019. |
Hôm nay, 17/12, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo Điểm lại, cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam năm 2019 và năm 2020 với những thông tin tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam.
Theo WB, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8%, nợ công giảm gần 8% GDP so với năm 2016 và thương mại thặng dư liên tiếp trong 4 năm qua.
Như vậy, so với báo cáo công bố đầu tháng 7, WB đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6,6% lên 6,8% cho năm 2019.
Một cách hình ảnh, theo WB: Mây đen tiếp tục kéo về trên kinh tế toàn cầu với tăng trưởng kinh tế và lưu lượng thương mại thấp hơn dự kiến cho năm 2019, tuy nhiên, mặt trời vẫn tiếp tục tỏa nắng ở nền kinh tế Việt Nam.
Nhận định về động lực tăng trưởng, báo cáo của WB cho rằng quy mô GDP của Việt Nam được mở rộng nhờ vào khu vực kinh tế đối ngoại vững mạnh, với xuất khẩu dự kiến tăng 8% trong năm 2019, cao gấp 4 lần so với bình quân thế giới.
Đồng thời, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, bình quân dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết đạt gần 3 tỷ USD mỗi tháng.
Bên cạnh đó, tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình là một yếu tố ngày càng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP, khi tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh và mức lương tăng lên.
Đầu tư của các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân cũng tăng ở mức 17%.
Nhưng đáng chú ý, dù đánh giá tích cực yếu tố xuất khẩu trong đóng góp vào GDP, WB cũng lưu ý rằng Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn miễn dịch đối với các cú sốc bên ngoài, với minh chứng là tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 21% xuống còn 8% trong giai đoạn từ 2017-2019. Tăng trưởng xuất khẩu còn giảm rõ rệt hơn nếu nhìn vào các thị trường ngoài Mỹ, chỉ tăng được 3,6% trong 11 tháng đầu năm 2019.
"Tốc độ tăng trưởng như vậy khó có thể kéo dài vì ít nhiều vẫn nhờ vào tình trạng chuyển hướng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung", báo cáo Điểm lại lưu ý .
Tuy nhiên theo WB, triển vọng trước mắt và trong trung hạn là tích cực với tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ vẫn ở quanh mức 6,5% trong những năm tới.
Để mang đến động lực tăng trưởng bổ sung cho nền kinh tế, WB khuyến nghị cần ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân vững mạnh và năng động.
Liên quan đến vốn cho doanh nghiệp, WB cho rằng cần phát triển các thị trường vốn vận hành tốt làm nền tảng cho sự thịnh vượng của Việt Nam trong tương lai. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, thị trường cổ phiếu và trái phiếu hoạt động tốt có thể giúp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh trong nước, bổ sung cho nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng và đa dạng hóa các nguồn vốn huy động. Điều này cũng góp phần nâng cao khả năng chống chịu của toàn bộ hệ thống tài chính nhờ đảm bảo thanh khoản sâu hơn và phân tán được rủi ro.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
