agribank-vietnam-airlines

Vương quốc Anh và Việt Nam kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do

Tin, ảnh Hoa Hạ
Tin, ảnh Hoa Hạ  - 
Ngày 11/12/2020, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh Liz Truss và Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Vương quốc Anh - Việt Nam (FTA).
aa
vuong quoc anh va viet nam ket thuc dam phan hiep dinh thuong mai tu do Tận dụng FTA, cơ hội để phát triển ngành chế biến gỗ
vuong quoc anh va viet nam ket thuc dam phan hiep dinh thuong mai tu do Ngân hàng đồng hành cùng nông dân, doanh nghiệp chinh phục thị trường EU
vuong quoc anh va viet nam ket thuc dam phan hiep dinh thuong mai tu do

Hiệp định song phương này sẽ giữ nguyên các lợi ích trong quan hệ thương mại hiện tại giữa Vương quốc Anh với Việt Nam thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam. Theo đó, 99% thuế xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được xóa bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan.

Từ năm 2010 đến năm 2019, thương mại song phương giữa Vương quốc Anh và Việt Nam đã tăng gấp ba lần, lên tới 5,7 tỉ bảng Anh và sẽ ngày càng được nâng cao khi thuế xuất nhập khẩu được xóa bỏ.

Đàm phán hiệp định FTA kết thúc khi Vương quốc Anh và Việt Nam vừa kỷ niệm 10 năm Quan hệ Đối tác Chiến lược. Thỏa thuận này sẽ định hướng cho mối quan hệ song phương được tăng cường mạnh mẽ trong thập kỷ tới.

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss chia sẻ: “Vương quốc Anh và Việt Nam có chung cam kết chiến lược đối với thương mại toàn cầu và tự do hóa giao dịch vốn và đầu tư. Tôi rất vui mừng cùng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do song phương này. Đây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính liên tục cho mối quan hệ thương mại năng động và ngày càng tăng trưởng giữa hai quốc gia”

“Thỏa thuận Thương mại Tự do Vương quốc Anh - Việt Nam là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh nước Anh sẽ chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào đầu năm 2021. Gia nhập CPTPP sẽ ngày càng thắt chặt hơn mối quan hệ của Vương quốc Anh với Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để chúng tôi tăng cường mối quan hệ với 11 nền kinh tế năng động trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mang lại nhiều cơ hội hơn cho Vương quốc Anh, cho nền kinh tế cũng như người dân Anh", Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh nhấn mạnh.

Kết thúc đàm phán FTA tại Hà Nội, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss và Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã ký một Tuyên bố chung về FTA trong đó nêu rõ những quyền lợi của doanh nghiệp sẽ được tiếp tục khi thuế xuất nhập khẩu giảm; cơ hội tiếp cận nhiều hơn đến các dịch vụ; các sản phẩm thiết yếu của Anh và Việt Nam sẽ được bảo hộ. Khi FTA được áp dụng hoàn toàn, Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi có thể tiết kiệm lên tới 114 triệu Bảng Anh tiền thuế xuất khẩu. Đối với Vương quốc Anh, con số này là 36 triệu Bảng Anh.

Trong chuyến thăm Hà Nội vào ngày 11/12, Bộ trưởng Truss cũng có cuộc chào xã giao với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, bày tỏ lời cảm ơn vì sự ủng hộ của Thủ tướng đối với Hiệp định Thương mại Tự do Vương quốc Anh - Việt Nam. Bà cảm ơn Chính phủ Việt Nam - một thành viên sáng lập của CPTPP - vì sự ủng hộ đối với nguyện vọng của Anh xin gia nhập CPTPP, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm của mình.

Bộ trưởng Liz Truss cũng chia sẻ về Cam kết Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDCs) công bố mới đây của Vương quốc Anh tập trung vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu, trong bối cảnh Vương quốc Anh sẽ là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 (COP26) vào năm tới. Bộ trưởng Truss khuyến khích các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đồng hành cùng Vương quốc Anh để đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn về biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng cũng gửi thông điệp này đến Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội Việt Nam Vũ Hồng Thanh và bày tỏ Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển dịch sang năng lượng tái tạo. Trước khi tới Việt Nam, Bộ trưởng Truss đã có chuyến thăm đến Singapore vào thứ Năm, ngày 10/12 để ký một thỏa thuận thương mại tiếp nối tương tự với Singapore.

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss cho biết: “Thỏa thuận thương mại với Singapore và Việt Nam vô cùng quan trọng đối với Vương quốc Anh khi Anh chính thức trở thành quốc gia hoạt động thương mại độc lập. Những thỏa thuận này không chỉ giúp duy trì hoạt động thương mại trị giá hàng tỉ Bảng Anh mà còn là tiền đề cho các thỏa thuận tiếp theo nhằm hỗ trợ Anh gia nhập CPTPP, thể hiện các thế mạnh của Vương quốc Anh và xác định vai trò của Anh trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới.”

Hiệp định Thương mại Tự do Vương quốc Anh - Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. 99% thuế xuất nhập khẩu sẽ được xóa bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan, bao gồm thuế đối với máy móc thiết bị và dụng cụ cơ khí - các sản phẩm đứng đầu trong danh mục hàng hóa Anh xuất khẩu sang Việt Nam, và dược phẩm – đứng thứ hai trong danh mục xuất khẩu.

Các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu vào Anh như quần áo, vải và giầy dép.

Các doanh nghiệp vẫn có thể tiếp cận với các ngành dịch vụ của Việt Nam như dịch vụ kiến trúc; về thương mại điện tử, hiệp định sẽ cấm thuế hải quan về truyền dẫn điện tử; về dịch vụ tài chính, các nhà đầu tư Anh sẽ vẫn có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phụ trợ.

Tin, ảnh Hoa Hạ

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data