agribank-vietnam-airlines

Vùng kinh tế trọng điểm đang “xuống sức”?

Tri Nhân
Tri Nhân  - 
Để các vùng kinh tế trọng điểm thực sự trở thành vùng kinh tế trọng điểm, thì phải tháo bỏ các điểm nghẽn và cần phải có một quy hoạch vùng có chất lượng kèm theo những cơ chế và chính sách phù hợp và sự đầu tư thích đáng của Trung ương. Không có sự tham gia của Trung ương, vùng sẽ không ra vùng.
aa
vung kinh te trong diem dang xuong suc Phát triển giao thông cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
vung kinh te trong diem dang xuong suc Lấy kinh tế vùng làm động lực
vung kinh te trong diem dang xuong suc Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế biển

Điều kiện ràng buộc ngặt nghèo

Từ những năm 1997-1998 Chính phủ đã quyết định thành lập vùng kinh tế trọng điểm để tạo nên thế mạnh theo cơ cấu kinh tế mở, tạo nên các vùng động lực. Nhưng đến nay sau hơn 20 năm, các vùng kinh tế trọng điểm đã không đạt được mong muốn và kỳ vọng. Thậm chí tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, các chỉ tiêu kinh tế của một số vùng kinh tế trọng điểm còn thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Điển hình là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang có những dấu hiệu xuống sức trong cuộc đua tăng trưởng. Đặc biệt, TP.Hồ Chí Minh - trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng là một đầu tàu kinh tế của cả nước gần đây đã không còn phong độ cả về tăng trưởng lẫn thu hút đầu tư. Hạ tầng giao thông yếu, tình trạng ách tắc giao thông ngày càng nặng nề, ngập lụt ngày càng nhiều hơn. Theo nghiên cứu của TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn (Đại học Fulbright), nguyên nhân khiến cho TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang xuống sức bởi vùng này đang gặp nhiều điểm nghẽn và những điều kiện ràng buộc khá ngặt nghèo.

vung kinh te trong diem dang xuong suc
Các địa phương cần có góc nhìn phát triển trên quy mô vùng để hợp tác hiệu quả

Nổi bật nhất và cũng là nguyên nhân khiến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khó phát triển, đó là tỷ lệ ngân sách được giữ lại của các tỉnh nơi đây thấp hơn nhiều so với các địa phương khác có cùng quy mô kinh tế. TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cho biết, riêng TP.Hồ Chí Minh tuy có số thu ngân sách và đóng góp vào ngân sách chung ở mức cao nhất nước, đồng thời cũng đang đóng góp tới 51% GDP của vùng, nhưng tỷ lệ ngân sách được giữ lại chỉ là 18% - thấp nhất nước. “Với tỷ lệ này, thì dù TP.Hồ Chí Minh thu được 100 đồng cũng không giàu hơn tỉnh thu 20 đồng. Vì thế thành phố không đủ nguồn lực để giải quyết những vấn đề thường ngày như ách tắc giao thông, chống ngập lụt”, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nói. Hạ tầng ách tắc khiến chi phí sản xuất, dịch vụ và xuất khẩu bị đội lên quá cao, làm giảm sức cạnh tranh và sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Không có chính quyền vùng sẽ không có vùng thực sự

Theo TS.Nguyễn Đình Cung, việc các vùng kinh tế trọng điểm không đạt mục tiêu bởi cái dở có ngay từ khi hình thành các vùng này. “Thẳng thắn mà nói việc hình thành các vùng này chỉ là sự cộng gộp các địa phương lân cận, thực chất không có liên kết đáng kể. Các địa phương chưa có động lực, không có nhu cầu và không có áp lực đủ mạnh để phối hợp, kết nối thành vùng kinh tế đúng nghĩa”. Bên cạnh đó, cơ chế điều phối vùng chưa thực sự hiệu quả, Hội đồng vùng không có vai trò, cơ chế liên kết giữa các ngành, lĩnh vực chưa có hoặc còn lỏng lẻo, liên kết và phân công nhiệm vụ giữa các địa phương trong vùng chưa rõ ràng khiến cho vùng không phát huy được lợi thế, tiềm năng…

Điều nhìn rõ nhất là mọi địa phương trong cả nước cùng có 12 chỉ tiêu giống nhau như tăng trưởng, thu ngân sách, tạo công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại… Vì thế tỉnh nào cũng phải lo cho mình trước để đạt được các chỉ tiêu này. “Muốn tăng trưởng thì phải thu hút nhiều đầu tư nên các tỉnh đua nhau mời gọi đầu tư và nếu cản được nhà đầu tư đến địa phương khác là họ cản. Tỉnh nào cũng cố tăng thu ngân sách nên có biển là muốn xây cảng, nắn dòng hàng hóa vào cảng của tỉnh mình chứ không tạo điều kiện để hàng hóa lưu chuyển hiệu quả nhất và thuận lợi nhất. Như vậy là họ đã tạo ra rào cản sự dịch chuyển đầu tư và vận chuyển hàng hóa”, ông Cung nói.

Để các vùng kinh tế trọng điểm thực sự trở thành vùng kinh tế trọng điểm, thì phải tháo bỏ các điểm nghẽn và cần phải có một quy hoạch vùng có chất lượng kèm theo những cơ chế và chính sách phù hợp và sự đầu tư thích đáng của Trung ương. Không có sự tham gia của Trung ương, vùng sẽ không ra vùng.

Bên cạnh đó, theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, cần phải xóa bỏ sự rời rạc trong vùng, các địa phương có góc nhìn phát triển trên quy mô vùng để hợp tác hiệu quả, có hệ thống giao thông và cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho cả khu vực rộng lớn thay vì ở từng địa phương nhỏ lẻ. Đặc biệt TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: “Nếu không có cơ cấu chính quyền vùng thì bất cứ cái gì gọi là vùng đều sẽ không có hiệu quả, sẽ không có vùng thực sự, thể chế Hội đồng vùng hiện nay không hiệu quả”. Từ đó ông kỳ vọng “trong nhiệm kỳ mới này sẽ có những đổi mới mạnh mẽ về cơ chế và chính sách và đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm. Hoặc Trung ương bỏ tiền đầu tư hoặc Trung ương đứng ra yêu cầu các tỉnh cùng đầu tư làm các tuyến đường kết nối. Nếu không các vùng kinh tế trọng điểm sẽ thêm một nhiệm kỳ ách tắc”.

Đến nay cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm là:

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm 7 tỉnh là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ gồm 8 tỉnh: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.

Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long gồm TP. Cần Thơ và 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Tri Nhân

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data