agribank-vietnam-airlines

Vụ kiện giữa Vinasun và Grab: Không đeo thêm đá vào doanh nghiệp

Đức Ngọc
Đức Ngọc  - 
"Tấm áo pháp lý" đã quá chật và cần điều chỉnh để thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng.
aa
Từ vụ Vinasun kiện Grab, FastGo nói gì về công nghệ trong kinh doanh vận tải?
Xung quanh tranh chấp bồi thường thiệt hại giữa Vinasun và Grab

Pháp lý lỏng lẻo, khó thuyết phục

Ngày 22/11 phiên tòa xử vụ kiện giữa Công ty cổ phần Ánh Dương (Vinasun) và Công ty TNHH Grab sẽ được mở lại. Đây là một trong những phiên tòa gây nhiều chú ý từ cả phía người dân lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, vụ kiện này sẽ khó đi đến hồi kết nếu tiếp tục thiếu hụt các căn cứ pháp lý rõ ràng.

Vụ kiện giữa Vinasun và Grab: Không đeo thêm đá vào doanh nghiệp
Xây dựng môi trường pháp lý tốt hơn để theo kịp đòi hỏi của thị trường

Bình luận ngắn gọn về vụ việc này, ông Nguyễn Như Phát, nguyên Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật cho biết: “Đây là vụ việc theo luật dân sự thương mại, mà ai cũng biết “việc dân sự cốt ở hai bên”. Hà cớ gì lại yêu cầu toà án khẳng định bản chất việc kinh doanh của Grab là cái gì, tôi cảm thấy không thuyết phục”.

Trước đó, tại phiên tòa tổ chức hôm cuối tháng 10, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun và buộc Grab phải bồi thường số tiền 41,2 tỷ đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu đề nghị này được chấp nhận, sẽ tạo thành một án lệ gây phản ứng dây chuyền, tác động tiêu cực tới phong trào khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đang truyền cảm hứng rộng rãi.

Bên cạnh đó, cho đến thời điểm này, Grab được coi là hoạt động vận tải hay chỉ là dịch vụ công nghệ vẫn đang là điều chưa được minh định. Đó cũng là nút thắt lớn nhất khiến hội đồng xét xử khó đánh giá được hết về bản chất của vụ việc để đi đến kết luận cuối cùng.

Theo phân tích của ông Nguyễn Như Phát, vụ việc đã được khởi xướng không đúng quy trình. Theo đó, Vinasun kiện Grab vì hành vi giảm giá, khuyến mãi gây thiệt hại cho doanh nghiệp này hơn 41 tỷ đồng. Để kết luận một hành vi kinh doanh có bị coi là không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh hay không, ông Phát cho rằng phải áp dụng theo Luật Cạnh tranh trước. Cùng với đó, thẩm quyền xem xét sự việc phải thuộc về Hội đồng Cạnh tranh quốc gia và Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương.

Vấn đề không thoả đáng thứ 2 là nghĩa vụ của Vinasun trong việc chứng minh thiệt hại. Ông Phát cho rằng, chỉ vì tụt doanh số mà Viansun đổ tội cho Grab là không thuyết phục. “Tại sao chỉ tụt doanh số mà ông đổ tại đúng một đối tượng đó, trong khi trên thị trường có nhiều chủ thể cùng cạnh tranh. Cho nên chỉ vì mỗi lý do doanh số tụt mà khởi kiện, nếu tôi là thẩm phán thì tôi không thể chấp nhận được”, ông Phát quả quyết.

Cùng chung quan điểm, luật sư Nguyễn Chiến - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho rằng, môi trường kinh doanh vận tải hiện nay rất cạnh tranh với nhiều đơn vị cùng tham gia khai thác. Vì vậy, việc Vinasun cáo buộc rằng thiệt hại của mình chỉ do một mình Grab phải chịu trách nhiệm là điều không đơn giản. Bên cạnh đó, con số thiệt hại mà Vinasun đưa ra lại được thực hiện từ một công ty nghiên cứu thị trường do doanh nghiệp này tài trợ. Như vậy tính chính xác của con số 41 tỷ đồng cũng là vấn đề cần được xem xét và đánh giá lại.

Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương - Viện Nhà nước và Pháp luật phân tích, Luật Cạnh tranh đã có và quy định các hành vi khuyến mãi hợp pháp hay không. Vì vậy nội dung này phải thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh. Vụ kiện chỉ được đưa ra toà án nếu đã có quyết định về xử lý việc cạnh tranh không lành mạnh của cơ quan quản lý cạnh tranh nhưng các bên không thực hiện đúng theo quy định. Như vậy, vụ kiện này đã đẩy toà án vào việc phải đi giải thích pháp luật, là không đúng với chức năng và thẩm quyền.

Nghĩ xa hơn từ vụ kiện giữa 2 doanh nghiệp

Mặc dù đưa ra các lập luận có phần bênh vực cho phía Grab, song các chuyên gia về pháp luật cho rằng, vụ việc này đặt ra một vấn đề lớn hơn so với giải quyết tranh chấp đơn thuần giữa 2 doanh nghiệp. Đó là cùng với sự phát triển của dịch vụ xe công nghệ, rõ ràng “tấm áo pháp lý” đã quá chật, đã đến lúc cần có sự điều chỉnh các quy định phát luật để thúc đẩy kinh tế chia sẻ, để các doanh nghiệp được phát triển bình đẳng hơn, tránh việc triệt tiêu các mô hình kinh doanh mới song cũng không gây thiệt thòi cho các mô hình kinh doanh truyền thống.

Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương phân tích, các trang web thương mại điện tử, các mạng xã hội đều kinh doanh trên nền tảng sử dụng công nghệ kết nối để người mua và người bán gặp nhau. “Trên các trang này vẫn cung cấp các voucher giảm giá, vậy các voucher này có bóp méo thị trường hay không thì Luật Cạnh tranh sẽ phân định, chứ không thể vì khuyến mãi, giảm giá mà cho rằng nó gây thiệt hại cho các DN khác và đòi triệt tiêu”, ông Dương đặt vấn đề.

Cùng với đó, ông Dương đặt ra vấn đề tiếp theo là để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, cơ quan quản lý cần bãi bỏ các điều kiện kinh doanh đối với loại hình kinh doanh vận tải truyền thống. Ông lưu ý, điều kiện kinh doanh được đặt ra để nhằm vào những lĩnh vực rủi ro, còn đã không rủi ro thì nên bãi bỏ để thị trường được vận hành tự nhiên. “Ở đây tôi có cảm giác chúng ta đang dìm các hãng xe công nghệ xuống, tìm cách đeo đá cho họ để họ bằng với taxi truyền thống. Thay vì như vậy, tại sao không dỡ bỏ đá của taxi truyến thống cho nhẹ đi?”, ông Dương đặt câu hỏi.

Luật sư Nguyễn Chiến cũng cho rằng đây là câu chuyện Nhà nước hoạch định chính sách nhưng phải nhìn vào cung cầu trên thị trường để có sự tính toán, xây dựng cho phù hợp. Rõ ràng nếu không có phương tiện này thì người tiêu dùng sẽ tìm tới phương tiện khác, không đi bằng xe công cộng thì sẽ mua xe riêng, và với loại hình nào thì Nhà nước cũng đều cần có chính sách để thị trường phát triển hài hoà.

Vì vậy vấn đề đặt ra là cần có các cơ chế để điều tiết giữa các loại hình, sao cho Nhà nước đảm bảo được nguồn thu thuế, đảm bảo quyền lợi người lao động, gắn với quản lý hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường...

Rõ ràng, những đòi hỏi trên đặt ra trên vai cơ quan quản lý nhà nước nhiệm vụ phải điều chỉnh chính sách trước thực tại mất cân bằng giữa 2 loại hình kinh doanh. Ông Chiến khuyến nghị cần giảm bớt các tiêu chí ràng buộc không phù hợp đối với các mô hình kinh doanh vận tải.

Điều này cũng nằm trong xu thế chung là xoá bớt các rào cản, áp lực cho doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp taxi truyền thống nói riêng để giảm gánh nặng và theo kịp các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ, tránh tình trạng không quản lý được thì đeo thêm đá vào. “Tóm lại tôi cho rằng cần tạo cho các doanh nghiệp môi trường pháp lý tốt hơn trên cơ sở nền tảng cốt lõi là lợi ích của người tiêu dùng”, ông Chiến khuyến nghị.

Đức Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data