Vốn FDI 11 tháng: Đăng ký giảm, giải ngân tăng
TIN LIÊN QUAN | |
![]() | Ẩn số vốn FDI rút khỏi Trung Quốc |
![]() | FDI làm chậm nâng cao chất lượng nhân lực |
![]() | Thoát vòng luẩn quẩn FDI |
![]() |
Cụ thể, trong 11 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 30,8 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, tính đến ngày 20/11/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 16,5 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Đóng góp số vốn đăng ký nêu trên, có 2.714 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 15,78 tỷ USD, giảm 20,3% so với cùng kỳ năm 2017; có 954 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,4 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2017. Cũng trong 11 tháng năm 2018, cả nước có 5.882 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 7,6 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2017.
Xếp theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư với tổng số vốn đạt 14,2 tỷ USD, chiếm 46,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 6,5 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,1 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư gần 8 tỷ USD, chiếm 25,9% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,8 tỷ USD, chiếm 22,3% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,1 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh/thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký 6,3 tỷ USD, chiếm 20,4% tổng vốn đầu tư. TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 5,6 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,49 tỷ USD chiếm 8% tổng vốn đầu tư.
Xuất khẩu của khu vực FDI kể cả dầu thô đạt 160,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 71,7% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 158,3 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 70,7% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu đạt 130,1 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 60% kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 30,1 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 28,1 tỷ USD không kể dầu thô.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
