VNS mất thị phần vì Uber và Grab?
![]() | Uber phải có hiện diện thương mại tại Việt Nam |
![]() | Bộ Tài chính buộc Uber nộp thuế, Grab vẫn tố ‘không công bằng’ |
![]() |
Ảnh minh họa |
Sự hiệu quả, tiện lợi cũng như chi phí cạnh tranh của các DN công nghệ thúc đẩy ngành taxi truyền thống phải có sự chuyển mình và VNS đang dẫn đầu bằng thử nghiệm với Vinasun App và Vcar. Mặc dù chưa nhìn thấy triển vọng rõ ràng nào từ chiến lược mới này, giới chuyên môn đánh giá cao tính năng động của VNS trước những tác động từ cạnh tranh.
Cụ thể, theo đánh giá của RongViet Research, nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm biên lợi nhuận của VNS trong mấy năm gần đây đến từ Uber và Grab khi VNS phải điều chỉnh mức lợi nhuận ăn chia với tài xế nhằm duy trì lượng xe và độ phủ lớn, tránh tình trạng nhân viên chuyển qua hoạt động cho các công ty công nghệ.
Ngoài ra, biên ròng cũng chỉ đạt mức 7,8% so với 8,8% cùng kỳ năm 2015. Việc VNS đẩy mạnh hoạt động marketing và các chương trình khuyến mại cho khách hàng sử dụng Vinasun App cùng việc vận hành dòng xe Vcar cũng là một điểm khiến cho chi phí tăng mạnh trong thời gian qua.
Có thể nhận thấy nếu so sánh với các quốc gia khác, đặc biệt với DN Blue Bird - hoạt động khá giống Vinasun và cũng đang tìm cách để đối mặt với những ứng dụng E-hailing (App di động và dòng xe sang), VNS đang được thị trường đưa ra một chiết khấu nhất định về định giá (khoảng 12 - 15% so với trung bình ngành).
Mặc dù vậy, đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh lại cho thấy những bức tranh khá trái ngược. Biên lợi nhuận của VNS đang đứng ở mức thấp trong ngành và có xu hướng sụt giảm. Điều này là bối cảnh chung của toàn ngành do sự đổ bộ của Uber và Grab trong vòng 2, 3 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, nhìn về lợi nhuận dựa trên tài sản và vốn chủ, VNS đang cho thấy ưu thế vượt trội hơn khi giữ vững mốc trên 10%. Ngoài ra, tỷ lệ nợ của VNS cũng ở mức khá an toàn khi chỉ xấp xỉ 66%.
Theo đó, nhìn về dài hạn, RongViet Research cho rằng VNS có khả năng sẽ tăng trưởng chậm hơn của ngành hoặc chỉ có thể cố gắng duy trì lợi nhuận. Bởi, cuộc chiến giành thị phần sẽ còn tiếp diễn cho đến khi nào thị phần giữa các bên được xác lập.
Từ nay đến đó, những DN taxi truyền thống đều phải tiêu tốn nhiều chi phí để bảo vệ “miếng bánh” của mình hoặc xác lập mạnh mẽ ranh giới của phân khúc mà họ muốn chiếm giữ. Còn đối với VNS, phân khúc khách tại các điểm tập trung, hoặc khách văn phòng có thể sẽ là mảng hoạt động tiềm năng nên tập trung chú trọng trong tương lai.
Và xét về định giá, VNS đang ở mặt bằng định giá thấp so với các cổ phiếu có cùng hiệu quả hoạt động hay so sánh chung với toàn thị trường. Tuy vậy, đặt trong bối cảnh cạnh tranh hiện tại và chắc chắn còn tiếp diễn trong tương lai của ngành, giới chuyên môn đưa ra khuyến nghị cho NĐT nên theo dõi đối với VNS để chờ đợi cơ hội…
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
