agribank-vietnam-airlines

VietinBank hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao

Minh Ngọc
Minh Ngọc  - 
Sáng 21/4/2023, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tại Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank.
aa
vietinbank hoan thanh xuat sac cac muc tieu ke hoach dai hoi dong co dong giao VietinBank - Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp
vietinbank hoan thanh xuat sac cac muc tieu ke hoach dai hoi dong co dong giao VietinBank ưu đãi lãi suất trong lĩnh vực nông nghiệp

Báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, Chủ tịch HĐQT VietinBank Trần Minh Bình cho biết với vai trò là một ngân hàng thương mại chủ lực, trụ cột của nền kinh tế, năm 2022, VietinBank đã tiên phong trong việc hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh; tập trung nguồn lực cho các chủ điểm kinh doanh trọng tâm; tăng cường quản trị rủi ro, tái cơ cấu danh mục tín dụng và đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Theo đó, VietinBank đã đạt được những kết quả kinh doanh tích cực trên mọi mặt hoạt động; tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo.

vietinbank hoan thanh xuat sac cac muc tieu ke hoach dai hoi dong co dong giao
Chủ tịch HĐQT VietinBank Trần Minh Bình báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023

Kết quả kinh doanh ấn tượng

Báo cáo của HĐQT cho thấy, dư nợ tín dụng hợp nhất tại thời điểm 31/12/2022 của VietinBank đạt 1,28 triệu tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2021, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hồi phục sau dịch Covid, phù hợp với diễn biến chung toàn ngành Ngân hàng và tối ưu hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phê duyệt.

VietinBank tiếp tục chuyển dịch cơ cấu danh mục tín dụng theo định hướng đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ phân khúc khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đó tỷ trọng dư nợ bình quân 2 phân khúc tăng từ 58,6% năm 2021 lên 63,1% tổng dư nợ năm 2022.

Tăng trưởng dư nợ các ngành, lĩnh vực có tiềm năng phát triển tốt, phục hồi nhanh sau dịch Covid-19 và các lĩnh vực/đối tượng được Chính phủ, NHNN ưu tiên khuyến khích như: lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng “xanh”, hỗ trợ tăng trưởng bền vững; xây dựng các cơ chế, chính sách theo địa bàn nhằm khai thác tối đa tiềm năng, gắn tăng trưởng của Ngân hàng với các ngành kinh tế chủ lực, các vùng kinh tế trọng điểm là động lực tăng trưởng của đất nước.

Trong năm, VietinBank đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản trị hiệu quả cân đối vốn, tăng trưởng nguồn vốn huy động ổn định, bền vững, khai thác linh hoạt và đa dạng các nguồn vốn trong và ngoài nước. Nguồn vốn huy động hợp nhất đạt 1,34 triệu tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2021. Nguồn vốn CASA được cải thiện, tăng 7,1% so với cuối năm 2021, tỷ lệ CASA trên tổng nguồn vốn huy động tiếp tục duy trì ở mức 20% trong bối cảnh cạnh tranh CASA giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt, qua đó hỗ trợ tích cực trong việc kiểm soát chi phí vốn của VietinBank. Cơ cấu danh mục tiền gửi khách hàng dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng khách hàng bán lẻ (từ 48,4% lên 49,7%) và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (từ 11,2% lên 14,1%). VietinBank luôn duy trì LDR (tỷ lệ cho vay trên tiền gửi) và các tỷ lệ thanh khoản đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN.

Đây cũng là năm VietinBank đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng triển khai các giải pháp tài chính toàn diện, trọn gói, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt các sản phẩm phi tín dụng cho các nhóm khách hàng trọng tâm, mở rộng tệp khách hàng xuất nhập khẩu, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hệ sinh thái....

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 18,2% so với năm 2021 và đến từ hầu hết các đầu thu dịch vụ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng mạnh 96,2% so với năm 2021 do VietinBank tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh hợp lý, góp phần cải thiện cơ cấu thu nhập của VietinBank theo hướng bền vững. Thu nhập ngoài lãi đóng góp 25,5% tổng thu nhập hoạt động, tăng mạnh so với mức hơn 21,4% năm 2021.

Năm 2022 cũng ghi nhận VietinBank quản lý rủi ro hiệu quả, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro với quy mô cao nhất từ trước tới nay từ việc tăng cường công tác quản trị rủi ro công tác báo, nhận diện các khách hàng tiềm ẩn rủi ro, chủ động xây dựng các kịch bản chất lượng nợ. VietinBank tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, số dự phòng đã trích lập trong năm 2022 là 24.163 tỷ đồng, số dự phòng được sử dụng để xử lý rủi ro là 20.194 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 cuối năm 2022 được kiểm soát ở mức 1,08%, đảm bảo mục tiêu dưới 1,8% theo kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu được cải thiện tích cực ở mức 188%, cao so với năm 2020 (180,4%). VietinBank cũng tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thu hồi, xử lý nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.

Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thu hồi, xử lý nợ xấu, nợ xử lý rủi ro; bước đầu triển khai công tác xử lý nợ tập trung đối với các khoản nợ lớn và ủy thác xử lý nợ. Theo đó, kết quả thu nợ xử lý rủi ro năm 2022 đạt gần 5,4 nghìn tỷ đồng, tăng 65,3% so với năm 2021.

Hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động tiếp tục được nâng cao, đạt mức tốt nhất trong nhiều năm qua. Tỷ lệ CIR (chỉ số thu nhập) được kiểm soát tạo tốt ở mức 29,6%, là mức hiệu quả hơn so với đa số các ngân hàng thương mại khác.

Với việc tiếp tục chủ động tái cơ cấu toàn diện mọi mặt hoạt động, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu dư nợ, gia tăng thu nhập ngoài lãi, kiểm soát tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và chi phí hoạt động của ngân hàng, ợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022, tăng 19,1% so với năm 2021, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng 20,7% so với năm 2021 và đạt 105% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao, tạo nguồn lực tài chính vững mạnh để VietinBank tiếp tục phát huy tốt vai trò ngân hàng thương mại Nhà nước chủ lực, trụ cột của nền kinh tế, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước và sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời gian tới.

vietinbank hoan thanh xuat sac cac muc tieu ke hoach dai hoi dong co dong giao
Toàn cảnh Đại hội

Tiếp tục đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế

Không chỉ có kết quả kinh doanh ấn tượng, năm 2022 cũng ghi nhận sự chuyển đổi số mạnh mẽ toàn diện hoạt động kinh doanh và quản trị, nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Đến nay, tại VietinBank, 63% nghiệp vụ ngân hàng trọng yếu đã có thể thực hiện hoàn toàn trên kênh số, vượt mục tiêu theo Kế hoạch chuyển đổi số đến 2025 của ngành ngân hàng. Đồng thời trên 80% số lượng giao dịch của các khách hàng doanh nghiệp và 97% số lượng giao dịch của khách hàng bán lẻ được thực hiện hoàn toàn thông qua kênh số. Bên cạnh đó, VietinBank cũng tự động hóa nhiều quy trình nội bộ phục vụ cho công tác quản trị, bao gồm ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản trị điều hành, tăng cường quản lý rủi ro, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chatbot hỗ trợ kinh doanh... tạo.

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, đồng hành phục vụ cho sự phát triển của đất nước, bên cạnh mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận, VietinBank tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. VietinBank đã thực hiện các chính sách miễn, giảm phí để hỗ trợ khách hàng (trong đỏ khách hàng bán lẻ sử dụng dịch vụ iPay được miễn phi từ đầu năm 2022); đi đầu trong công tác triển khai hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31 của Chính phủ, tập trung đầy mạnh cho vay lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ với dư nợ chiếm hơn 39% tổng dư nợ của Ngân hàng.

Đồng thời, nhận thức được vai trò quan trọng và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường - xã hội đối với sự phát triển bền vững của ngân hàng, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, VietinBank đã chủ động xây dựng các chính sách, sản phẩm tạo cơ chế linh hoạt trong tài trợ các dự án xanh, đồng thời luôn ưu tiên nguồn lực để tài trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Năm 2022, tỷ trọng tài trợ dự án xanh trong tổng dư nợ tín dụng của VietinBank đã tăng lên 6,05% (từ mức 1,47% năm 2018). Tổng số lượng khách hàng đã ký kết hợp đồng tín dụng là trên 1.000 khách hàng, trong đó lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là năng lượng tái tạo. Ngoài ra, VietinBank tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng, phát triển các kênh giao dịch điện tử qua eFast, iPay, các dịch vụ, phương thức thanh toán mới trên nền tảng công nghệ hiện đại; theo đó, các giao dịch thanh toán trên kênh số năm 2022 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ khoảng 92% so với cùng kỳ năm 2021, góp phần hướng tới mục tiêu xanh hóa hoạt động hệ thống ngân hàng.

Năm 2023, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dự báo vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức, rủi ro như xung đột địa chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp, áp lực lạm phát tăng và ở mức cao, chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt ở các nền kinh tế.

Tuy nhiên, với nền tảng vĩ mô tương đối ổn định, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và liên tục tăng trưởng trong những năm qua, kinh tế Việt Nam năm 2023 còn nhiều dư địa phát triển và dự báo đạt mức 6% - 6,5% (giảm so với mức 8,02% năm 2022 nhưng vẫn ở mức tốt so với nhiều nền kinh tế trên thế giới). NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ chính sách nhằm ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát đồng thời đảm bảo thanh khoản, an toàn hệ thống ngân hàng, cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức tín dụng. Với mục tiêu tận dụng cơ hội thị trường, khai thác mọi nguồn lực, tập trung tăng trưởng hiệu quả, an toàn, bền vững.

VietinBank định hướng tập trung triển khai 04 chủ điểm kinh doanh gồm: (i) Tăng trưởng CAS4; (11) Tăng trưởng thu ngoài lãi; (iii) Khai thác hệ sinh thái và bán chéo; và (iv) Thu hồi nợ xử lý rủi ro. Đồng thời, VietinBank sẽ triển khai các giải pháp toàn diện, linh hoạt và đồng bộ, tập trung vào 05 chủ điểm nền tảng gồm: (i) Quản trị tốt chất lượng nợ và rủi ro tín dụng; (ii) Quản trị hiệu quả cân đối vốn; (ii) Nâng cao chất lượng dịch vụ; (iv) Nâng cao năng suất lao động; và (v) Xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số.

Chủ tịch HĐQT VietinBank Trần Minh Bình cho biết, VietinBank định hướng triển khai đối với một số hoạt động trọng yếu. Trong đó tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, lãnh mạnh đi đôi với bảo đảm an toàn hiệu quả, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, an toàn trong hoạt động, phát triển kinh doanh gắn liền với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; Tăng cường hoạt động phi tín dụng, trong đó tập trung thúc đẩy sản phẩm phí, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, bảo hiểm, nguồn vốn CASA... thông qua khai thác hệ sinh thái và cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng, đẩy mạnh khai thác hệ sinh thái và bán chéo; Tiếp tục rà soát, quản trị hiệu quả chi phí hoạt động, đẩy mạnh chất lượng công tác quản trị tài chính và cân đối vốn, nâng cao năng suất lao động.

VietinBank cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh chuyển dịch kênh số và nâng cao hiệu quả kênh truyền thống, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận các tiện ích thương mại cho doanh nghiệp và người dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển kinh tế số, xã hội số; Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng trên cả 3 kênh gồm kênh số, kênh quầy và kênh contact center.

VietinBank trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt một số chỉ tiêu cơ bản năm 2023, trong đó: Tổng tài sản kế hoạch tăng trưởng từ 5%-10%; tăng trưởng tín dụng,thực hiện theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN phê duyệt và định hướng chính sách điều hành tín dụng của NHNN trong từng thời. Tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các chỉ số an toàn thanh khoản. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ nhỏ hơn 1,8%. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ theo phê duyệt của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (VietinBank tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hiệu quả kinh doanh, thực hiện tốt vai trò ngân hàng chủ lực, trụ cột và chủ đạo của nền kinh tế). Tỷ lệ chi trả cổ tức và cơ cấu chi trả cổ tức (tiền mặt, cổ | phiếu) thực hiện theo phê duyệt của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.

"Năm 2023 là năm đánh dấu VietinBank tròn 35 tuổi với sự trưởng thành, kiên cường và đầy bản lĩnh. Với sự kế thừa và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được qua các thời kỳ, triển khai quyết liệt các chủ điểm kinh doanh và chủ điểm nền tảng trên cơ sở đoàn kết, đồng lòng trong toàn hệ thống, VietinBank sẽ vượt qua khó khăn thử thách; đổi mới, sáng tạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động để tăng trưởng bứt phá, an toàn, bền vững, hiệu quả, gia tăng giá trị cho cổ đông và người lao động, hướng tới mục tiêu ngày càng vươn cao, vươn xa với khát vọng vươn tầm cao mới", Chủ tịch HĐQT VietinBank đặt kỳ vọng.

Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch thứ Ba, phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp khi mà sự lo lắng của các nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế quan tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, theo đó Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế tích lũy 104%.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data