agribank-vietnam-airlines

Việt Nam thuộc nhóm các nước bứt phá về kinh tế kỹ thuật số

L.L
L.L  - 
Việt Nam được ghi nhận là quốc gia ngày càng có thái độ ủng hộ mạnh mẽ đối với tương lai kỹ thuật số, thúc đẩy phát triển nền kinh tế kỹ thuật số, báo cáo về Chỉ số Thông minh Kỹ thuật số DII mới được công bố ngày 7/12/2020 ghi nhận.  
aa

Đây là báo cáo của Trường Fletcher thuộc Đại học Tufts thực hiện với sự hợp tác cùng Mastercard. Báo cáo này thể hiện những tiến bộ mà các quốc gia đã đạt được trong việc thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số.

Chỉ số năm nay xét hai thành phần: Phát triển kỹ thuật số và Niềm tin kỹ thuật số. Phát triển kỹ thuật số cho biết động lực lịch sử của một nền kinh tế từ quá khứ vật lý đến hiện tại kỹ thuật số. Niềm tin kỹ thuật số là cây cầu kết nối hành trình từ hiện tại kỹ thuật số đến tương lai kỹ thuật số thông minh và toàn diện.

viet nam thuoc nhom cac nuoc but pha ve kinh te ky thuat so

Trên bức tranh về sự phát triển kỹ thuật số toàn cầu được tái hiện trong báo cáo này, các nền kinh tế “nổi bật” về kinh tế kỹ thuật số là Hoa Kỳ, Đức, Israel, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Malaysia là những nền kinh tế năng động nhất về kỹ thuật số.

Những nền kinh tế này có nguồn nhân lực sẵn sàng ở mức độ cao, hợp tác R&D tích cực giữa ngành công nghiệp và giới nghiên cứu, cũng như thành tựu lớn trong việc tạo ra và đưa các sản phẩm kỹ thuật số trở thành xu hướng, có nền kỹ thuật số tiên tiến và thể hiện động lực cao. Họ là những nước đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy đổi mới, xây dựng dựa trên các lợi thế hiện có theo cách năng suất và hiệu quả.

Úc, New Zealand và Nhật Bản được ghi nhận là các nền kinh tế kỹ thuật số đã trưởng thành, có trạng thái chấp nhận kỹ thuật số cao, tuy nhiên động lực phát triển số đang chậm lại. Những nền kinh tế này có xu hướng đánh đổi tốc độ lấy tính bền vững. Vì thế các quốc gia này được xếp vào nhóm các nền kinh tế “đình trệ”.

Trong nhóm các nền kinh tế “bứt phá” của báo cáo này có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. Đây là những nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, cả về kinh tế số và có động lực tăng trưởng đáng kể, rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Trong khi đó Philippines và một số nước khác được xếp vào số những nền kinh tế “cảnh báo” vì có nhiều lỗ hổng về cơ sở hạ tầng. Mặc dù vậy, giới trẻ đang thể hiện sự nhiệt tình về một tương lai kỹ thuật số thông qua việc tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và thanh toán di động.

Đánh giá của Mastercard cho thấy, các nền kinh tế như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam ngày càng có thái độ ủng hộ đối với tương lai kỹ thuật số, được thúc đẩy bởi nỗ lực nhanh chóng mở rộng áp dụng và cơ hội kỹ thuật số.

Theo các chuyên gia của Mastercard và Trường Fletcher, nhìn chung, các nền kinh tế tiên tiến về kỹ thuật số có mức công bằng kinh tế xã hội cao hơn sẽ thể hiện thái độ tích cực hơn đối với công nghệ kỹ thuật số. Trong khi đó, các nền kinh tế bứt phá phát triển nhanh tỏ ra lạc quan hơn so với nhóm cảnh báo.

Trong bản báo cáo này, Việt Nam đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng 90 nền kinh tế với điểm số đạt 62,37 về thúc đẩy phát triển kỹ thuật số với yếu tố động lực. Trong phần xếp hạng về yếu tố thúc đẩy niềm tin với các chỉ số thành phần, báo cáo cho biết Việt Nam đứng thứ 30/42 về yếu tố trải nghiệm với điểm số đạt 42,8 và đạt 52,65 điểm về yếu tố hành vi sử dụng kỹ thuật số, xếp hạng 17/42 và đạt 76,38 điểm về yếu tố thái độ, đứng thứ 3/42

Bản báo cáo này cũng đưa ra các kết luận chính có liên quan đến Việt Nam: Trong số các quốc gia ở phía nam toàn cầu, có một số ngoại lệ cho thấy rằng không nhất thiết phải tiến hóa kỹ thuật số để tránh tình huống kinh tế xấu nhất.

Cả Indonesia và Việt Nam - hai nền kinh tế đạt điểm tương đối thấp trên thẻ điểm tiến hóa kỹ thuật số, nhưng vẫn đang trên đà phát triển nhanh - đều tránh được những kết quả xấu nhất. Chính phủ Indonesia đã có thể tăng chi tiêu Chính phủ gần 10%; trong khi xét trên cơ sở tương đối, Indonesia đang hoạt động tốt hơn nhiều so với các quốc gia khác, quốc gia này vẫn đang đối mặt với cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong hơn hai thập kỷ.

Bản báo cáo này đã nhắc đến Việt Nam với sự khẳng định Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất tăng trưởng trong năm nay do Chính phủ đã có thể kiểm soát lây lan virus bằng các biện pháp cực kỳ nhanh chóng và tích cực. Cả Chính phủ và người dân đều có kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh, sẵn sàng thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm như đóng cửa nhưng cũng đã rất năng động và linh hoạt với sự phát triển các phương thức kinh doanh mới và sự phát triển số hóa rất nhanh.

Các quốc gia quy mô trung bình như Kenya, Việt Nam, Bangladesh, Rwanda và Argentina đã và đang sử dụng công nghệ kỹ thuật số, với tiềm năng đi tắt đón đầu và chuyển đổi nền kinh tế. Những bước nhảy vọt này tạo nên những hình mẫu và tiêu chuẩn lý tưởng cho các quốc gia “Cảnh báo” về cách sử dụng nền kinh tế kỹ thuật số làm đòn bẩy cho sự thay đổi.

Ông Matthew Driver, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách Dịch vụ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mastercard ghi nhận: "Chỉ trong vài tháng, COVID-19 đã thúc đẩy công cuộc số hóa khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhanh hơn ít nhất 5 năm, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của hệ sinh thái kỹ thuật số trong toàn khu vực. Với mức độ tin cậy và gắn kết ngày càng tăng của người tiêu dùng cũng như sự phát triển của số hóa trong phân khúc doanh nghiệp quy mô nhỏ, tất cả đều được hỗ trợ sâu sắc bởi các hành động kiến tạo chủ động từ phía Chính phủ, mở ra nhiều cơ hội to lớn cho nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực".

L.L

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data