agribank-vietnam-airlines

Việt Nam khuyến khích đầu tư các dự án công nghệ có giá trị gia tăng cao

Dương Công Chiến
Dương Công Chiến  - 
Phát biểu khai mạc Hội thảo “Cộng hưởng sức mạnh đầu tư vì một Việt Nam thịnh vượng” vừa được Báo Đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức sáng nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khẳng định FDI đã trở thành một khu vực kinh tế năng động và là động lực tăng trưởng quan trọng, hiệu quả của nền kinh tế.
aa

Bất chấp khó khăn, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn

Trải qua hành trình 35 năm thu hút FDI, Việt Nam đang bước vào giai đoạn hợp tác đầu tư nước ngoài mới, với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả của dòng vốn đầu tư nước ngoài, qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển.

35 năm qua, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn được xác định là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được Đảng, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác của nền kinh tế.

Với các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, không ngừng được cải thiện, có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu và đạt nhiều thành tựu quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Tính đến cuối tháng 4/2023, Việt Nam đã thu hút được gần 446 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; trong đó, khoảng 280 tỷ USD đã được giải ngân.

viet nam khuyen khich uu tien dau tu cac du an cong nghe co gia tri gia tang cao thuc day tang truong xanh phat trien bao trum va ben vung nen kinh
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu tại Hội thảo.

Cũng theo ông Trung, năm 2020, bất chấp những tác động của đại dịch Covid-19, theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Việt Nam vẫn lọt Top 20 nền kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất thế giới. Điều này đã chứng minh cho những thành công của Việt Nam trong thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

Cùng với số lượng dự án và vốn đầu tư ngày càng gia tăng, khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một khu vực kinh tế năng động và là động lực tăng trưởng quan trọng, hiệu quả của nền kinh tế.

35 năm qua, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp to lớn cho kinh tế - xã hội Việt Nam, không những trên khía cạnh nguồn lực đầu tư mà còn góp phần quan trọng hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất nhập khẩu, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ, đóng góp cho ngân sách nhà nước, lôi kéo các doanh nghiệp trong nước cùng phát triển...

Đồng thời, khu vực đầu tư nước ngoài cũng đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, mở rộng quan hệ với các nước, cũng như nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên thế giới và khu vực, giúp Việt Nam vươn ra biển lớn thành công.

Khu vực này cũng đã tạo động lực và góp phần để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn đã đầu tư các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại, với chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng, góp phần đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất của nhiều ngành hàng, lĩnh vực kinh tế quan trọng, đặc biệt là công nghiệp điện tử, đồng thời đưa Việt Nam bước lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu.

“Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao và trân trọng những đóng góp to lớn này của cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong các giai đoạn kinh tế - xã hội Việt Nam gặp khó khăn, ví như 3 năm Covid-19 vừa qua. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nỗ lực cùng Việt Nam vượt qua thách thức, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi nhanh và phát triển bền vững”, ông Trung cho biết.

Tại Hội nghị các đại biểu cũng cho biết, thế giới vẫn đang tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; lạm phát vẫn ở mức cao; tăng trưởng thấp; các nền kinh tế lớn vẫn tiếp tục được cảnh báo đối diện với nguy cơ suy thoái; cạnh tranh địa chính trị và xung đột Nga - Ukraine diễn biến phức tạp, khó lường; thị trường tài chính, nợ công, thiên tai, biến đổi khí hậu... tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bối cảnh này đã ảnh hưởng rất lớn tới dòng đầu tư toàn cầu. Lại thêm vấn đề mới phát sinh là từ năm 2024, một số nền kinh tế dự kiến áp dụng thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu 15%, nên đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đang trong xu hướng chậm lại.

“Gần đây, chúng tôi còn nhận thấy, có dấu hiệu các tập đoàn lớn cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Tuy nhiên, tình hình đang dần được cải thiện, khi số dự án đăng ký đầu tư mới vẫn tăng cao, đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần cũng tích cực hơn. Bốn tháng đầu năm nay, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 8,9 tỷ USD, chỉ còn giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước, thay vì giảm tới 38,8% sau 3 tháng. Trong đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đã đạt 3,1 tỷ USD, tăng 70,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng dự án đăng ký mới cũng tăng 65,2% so với cùng kỳ năm trước”, ông Trung nói và cho biết: “Gần đây, khi chúng tôi gặp gỡ và thảo luận với các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả các nhà đầu tư Mỹ, châu Âu, hay Nhật Bản, Hàn Quốc… họ đều bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế, vào nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam…”.

Tiếp tục viết tiếp những câu chuyện thành công

Đại diện doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, Samsung đầu tư chính thức vào Việt Nam năm 2008 với việc xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh. Sau đó, thông qua các hoạt động đầu tư liên tục tại Thái Nguyên, Hà Nội, Hồ Chí Minh, hiện nay Samsung đang vận hành 6 nhà máy, 1 pháp nhân bán hàng, 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển. Lũy kế đầu tư tính đến cuối năm 2022 là 20 tỷ USD.

Hiện tại hơn 50% điện thoại của Samsung bán trên toàn thế giới là sản phẩm “Made in Vietnam” được sản xuất tại chính Việt Nam. Qua đó, Việt Nam đã phát triển nhảy vọt trở thành quốc gia trọng điểm toàn cầu sản xuất điện thoại di động ra toàn thế giới.

“Giờ đây các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên toàn thế giới đang nghiêm túc dõi theo Việt Nam - một cứ điểm trọng tâm của điện thoại di động, và việc tìm hiểu những biến đổi chính sách công nghiệp của Việt Nam đã trở thành việc làm thường ngày của họ. Bên cạnh đó, hàng năm Samsung đang phụ trách khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tạo ra công ăn việc làm chất lượng tốt cho khoảng 300 nghìn người lao động một cách trực tiếp và gián tiếp, qua đó góp phần vào cuộc sống sinh hoạt ổn định cho người dân Việt Nam. Đặc biệt, sau sự góp mặt của Samsung, hai tỉnh Bắc Ninh và Thái nguyên, nơi vốn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp đã thay đổi hoàn toàn, trở thành cứ điểm sản xuất chính của thiết bị công nghệ thông tin và đạt được những bước tiến nhảy vọt trở thành các địa phương top đầu Việt Nam về tổng sản phẩm trên địa bàn”, ông Choi nói và nhấn mạnh: “Việt Nam và Samsung đã viết nên một câu chuyện thành công đáng nhớ về việc đôi bên cùng thắng. Thành công của Samsung là thành công của Việt Nam. Thành công này của Samsung có được là nhờ sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương”.

viet nam khuyen khich uu tien dau tu cac du an cong nghe co gia tri gia tang cao thuc day tang truong xanh phat trien bao trum va ben vung nen kinh
Toàn cảnh hội thảo.

Tuy nhiên, dẫn báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài sẽ diễn ra quyết liệt, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nước ngoài được dự báo giảm trong năm 2023, trong khi nhu cầu thu hút vốn đầu tư cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau Covid-19 tăng cao.

Bối cảnh đó tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam. Nhưng khó khăn, thách thức cũng đồng thời tạo áp lực thúc đẩy đổi mới tư duy, sáng tạo, kiến tạo tầm nhìn mới; từ đó, mở ra những cơ hội mới và động lực mới trong hợp tác phát triển.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ cũng đã chỉ đạo tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, trên phương châm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược Hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu…

Chiến lược đặt ra mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài; thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới...

Theo Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, sau hơn 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài, thành tựu rất đáng ghi nhận nhưng không phải không có những tồn tại, hạn chế, mà một trong số đó là tính lan tỏa, sự kết nối giữa khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực trong nước còn chưa cao.

Xu thế hiện nay, dòng vốn đầu tư toàn cầu đang tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D); kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; năng lượng sạch… Đây cũng chính là những lĩnh vực mà Việt Nam đang đặt trọng tâm ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài và dành nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, qua đó sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.

Do đó, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, Việt Nam kêu gọi và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực nói trên, ưu tiên đầu tư các dự án sử dụng ít lao động, năng lượng, đất đai, tài nguyên, đem lại giá trị gia tăng cao, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bao trùm và bền vững nền kinh tế.

Đồng thời, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu…

Dương Công Chiến

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data