agribank-vietnam-airlines

Việt Nam - Indonesia: Kim ngạch thương mại song phương sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD

 - 
Sáng 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto đang thăm làm việc Việt Nam.
aa
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng ông Prabowo Subianto đã đắc cử Tổng thống Indonesia nhiệm kỳ 2024-2029 với tín nhiệm cao; hoan nghênh Tổng thống đắc cử thăm Việt Nam trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1955-2025). Chuyến thăm cũng thể hiện tình cảm gắn bó, tin cậy, quyết tâm của hai nước thúc đẩy hợp tác, phát triển bền vững, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia- Ảnh 2.
Thủ tướng Chính phủ chúc mừng Indonesia đã đạt được những thành tựu vượt bậc, trở thành nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và thứ 16 trên thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng Quốc khánh lần thứ 79 của Indonesia; chúc mừng Indonesia đã đạt được những thành tựu vượt bậc, trở thành nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và thứ 16 trên thế giới, an sinh xã hội được đảm bảo; tin tưởng rằng, Chính phủ và nhân dân Indonesia tiếp tục đạt nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đạt mục tiêu trở thành nước phát triển vào dịp 100 năm lập quốc (2045), vai trò và vị thế ở khu vực và quốc tế ngày càng gia tăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia- Ảnh 3.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Indonesia bảo đảm an ninh lương thực; đề nghị sớm ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại gạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng thống đắc cử Indonesia chúc mừng Quốc khánh Việt Nam; gửi lời chia buồn sâu sắc về những thiệt hại nghiêm trọng do bão Yagi gây ra. Tổng thống đắc cử bày tỏ khâm phục tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước; khẳng định rất trân trọng và sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược với Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ trên các lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia- Ảnh 4.
Tổng thống đắc cử Indonesia khẳng định rất trân trọng và sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược với Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ trên các lĩnh vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá trong gần 7 thập kỷ qua, quan hệ hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno đặt nền móng đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng; nhất là sau khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược năm 2013. Hiểu biết và tin cậy chính trị sâu sắc hơn, hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện và hiệu quả hơn; hai bên tích cực phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế đa phương (Liên Hợp Quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết...). Theo đó, hai bên nhất trí một số định hướng lớn nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực, đưa quan hệ Đối tác Chiến lược phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất, sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, nhân kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao và 80 năm Quốc khánh hai nước.

Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, các cấp và các kênh (Đảng, Nhà nước, Chính phủ và giao lưu nhân dân), triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương nhằm tăng cường tin cậy và góp phần tháo gỡ khó khăn trên các lĩnh vực. Hai bên tin tưởng sẽ sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương; nhất trí phối hợp tháo gỡ khó khăn, giảm rào cản thương mại, tạo thuận lợi triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp cận thị trường hàng hóa của nhau, trong đó có hàng nông sản và sản phẩm Halal.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia- Ảnh 5.
Tổng thống đắc cử Indonesia mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, công nghệ cao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Indonesia bảo đảm an ninh lương thực; đề nghị sớm ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại gạo; đề nghị Indonesia tạo thuận lợi cho nông sản và các sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia; ủng hộ Việt Nam tháo gỡ thẻ vàng IUU trong lĩnh vực thủy sản. Tổng thống đắc cử Indonesia mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, công nghệ cao; mong Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp.

Hai bên nhất trí khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư thuận lợi vào thị trường của nhau, nhất là trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái xe điện; thúc đẩy sớm ký văn bản hợp tác trao đổi đào tạo kỹ thuật và kinh tế số. Hai nhà Lãnh đạo cũng nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như quốc phòng-an ninh, hợp tác biển, hợp tác nghề cá, xây dựng quan hệ đối tác số, bao gồm thương mại điện tử xuyên biên giới, chuyển đổi số; phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và các hình thức tội phạm mạng, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, kết nối hàng không và kết nối địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia- Ảnh 6.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác, củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm và quan điểm chung của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm; nhất trí tăng cường hợp tác, củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm và quan điểm chung của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; thúc đẩy phát triển bền vững, đồng đều các tiểu vùng trong khu vực, trong đó có tiểu vùng sông Mekong. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Indonesia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để duy trì đoàn kết, lập trường chung và các kết quả ASEAN đạt được trong vấn đề Biển Đông, thúc đẩy đàm phán COC thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Indonesia quan tâm, ủng hộ và cử đại diện cấp cao tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 và Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác về Tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) tổ chức tại Việt Nam năm 2025.

Tin liên quan

Tin khác

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data