Việt Nam đang hút mạnh vốn FDI
![]() |
Ảnh minh họa |
JLLvừa ra mắt báo cáo Chỉ số tăng trưởng thành phố (CMI) lần thứ 5 về những thành phố năng động nhất thế giới, theo dõi rất nhiều yếu tố để xác định những thành phố có các thuộc tính thành công trong ngắn hạn và dài hạn.
Chỉ số CMI tăng trưởng ngắn hạn xếp hạng các nền kinh tế đô thị và thị trường bất động sản hiện đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Bảng xếp hạng cho thấy sự nổi bật của châu Á - Thái Bình Dương như là điểm đến cho đầu tư, thương mại và đổi mới toàn cầu, với 25 thành phố thuộc top 30 toàn cầu.
Theo báo cáo, TP. Hồ Chí Minh (thứ 3) và Hà Nội (thứ 6) của Việt Nam đang thu hút một lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáng kể khi quốc gia này hội nhập vào chuỗi cung ứng sản xuất công nghệ cao trong khu vực và toàn cầu. Điều này giúp kinh tế và mức thu nhập tăng trưởng nhanh chóng, dẫn đến tỷ lệ bán lẻ và số lượng hành khách hàng không tăng cao nhất thế giới.
Theo ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc tại Việt Nam của JLL: “Không có gì ngạc nhiên khi cả TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội lọt vào top 10. Tốc độ phát triển của cả hai thành phố là rất rõ ràng và Chính phủ đang đầu tư đáng kể cho cơ sở hạ tầng, tiếp sức cho đà tăng trưởng này trong tương lai. Thành phố năng động và bùng nổ, cùng với sự tự tin cao và tâm lý thị trường tích cực. Trong vài năm trở lại đây, đã có sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào thị trường hấp dẫn này và chúng tôi hy vọng điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai gần”.
Ấn Độ vẫn đứng đầu bảng Tăng trưởng ngắn hạn với bốn thành phố thuộc top 5, các thành phố này thể hiện mức tăng trưởng kinh tế và nhân khẩu học cao nhất toàn cầu, đồng thời được hưởng lợi từ những nỗ lực của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng và các chiến dịch thu hút đầu tư. Megahubs là cửa ngõ của khu vực châu Á và có quy mô cạnh tranh về tài năng, du khách và sự đổi mới - bao gồm Manila (thứ 18), Jakarta (thứ 23), Kuala Lumpur (thứ 24) và Bangkok (thứ 28) - đang tiếp tục hướng nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng đáng kể.
Với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, các thành phố này là những thị trường quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng dấu chân, đặc biệt từ các công ty Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những thành phố này cũng đạt được chỉ số cạnh tranh bất động sản cao nhất trên toàn cầu khi họ đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
Chỉ số CMI đã tiến hành nghiên cứu trên 131 thành phố và được đánh giá dựa trên rất nhiều tiêu chí, bao gồm cả những thay đổi gần đây và dự kiến trong GDP của thành phố, dân số, sự hiện diện của các trụ sở chính các doanh nghiệp, tình hình xây dựng bất động sản thương mại và giá thuê. Các yếu tố khác bao gồm giáo dục, sự cải tiến và môi trường. Mỗi thành phố được định nghĩa là vùng đô thị được mô tả bởi các cơ quan thống kê quốc gia hoặc của các tổ chức quốc tế (ví dụ như Liên hiệp quốc).
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
