Việt - Mỹ có mối quan hệ thương mại lành mạnh
![]() |
Ông Adam Sitkoff |
Nhìn lại năm 2020, điều gì khiến ông ấn tượng nhất?
Năm 2020 chúng ta thấy có cả những tin tốt và xấu. Tin xấu vì đây là năm Việt Nam có tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1986 khi bắt đầu công cuộc “Đổi mới”. Nhưng tin tốt là dù trong một năm mà Covid-19 hoành hành khắp nơi trên thế giới, dù tăng trưởng thấp, nhưng Việt Nam vẫn là một trong số rất ít nước còn giữ được tăng trưởng dương, thương mại tốt hơn rất nhiều nền kinh tế khác. Kết quả này tạo nên tâm thế tự tin hơn cho một năm 2021. Những điều như vậy không chỉ khiến người dân Việt Nam thấy tự hào, tin tưởng mà chúng tôi - những người nước ngoài, những NĐT nước ngoài - cũng cảm thấy rất tự hào khi sống và làm việc ở Việt Nam.
Vậy ông nhìn nhận thế nào về quyết định đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ (TTTT) của Bộ Tài chính Mỹ vừa qua?
Nếu hiểu một cách chung nhất thì tôi nghĩ trên thế giới này, nước nào cũng TTTT, nước nào cũng phải có chính sách quản lý đối với tiền tệ theo những cách khác nhau, như áp dụng biên độ biến động tỷ giá; áp dụng trần lãi suất… Nhưng nếu nhìn rộng ra thì có lẽ Mỹ mới là nước TTTT lớn nhất trên thế giới. Bởi đồng USD mới là đồng tiền quốc tế được dùng cho thanh toán và dự trữ lớn nhất và Chính phủ Mỹ (Fed) điều hành hành chính sách tiền tệ của họ, nhưng nó lại có ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của tất cả các nước khác.
Còn với Việt Nam, thực tế thời gian qua VND còn mạnh lên so với USD. Còn về dự trữ ngoại hối (DTNH) của Việt Nam thời gian qua, tôi không nghĩ là điều hết sức bình thường bởi hiện quy mô nền kinh tế Việt Nam đã lớn hơn rất nhiều so với trước đây, đòi hỏi DTNH cũng phải tăng tương xứng. Hơn nữa trên thực tế nước nào trên thế giới cũng đều cố gắng tăng DTNH bởi vì đó là một phần quan trọng trong đảm bảo ổn định vĩ mô và cũng là một phần quan trọng trong duy trì quan hệ thương mại với các nước đối tác trên toàn cầu.
Việt Nam cần ngoại hối để có thể vận hành các hoạt động một cách bình thường, như chúng ta có các nguồn đầu tư nước ngoài chảy vào, chảy ra; cần nguồn ngoại tệ để phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu… nên cần đến các loại ngoại tệ khác nhau. Tôi không biết chính xác là với quy mô kinh tế như hiện nay thì Việt Nam nên có mức DTNH như thế nào là hợp lý nhất. Nhưng như NHNN cho biết, DTNH của Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp trong so sánh với nhiều nước khác trong khu vực. Vì vậy tôi nghĩ rằng hầu hết các nước sẽ không miêu tả Việt Nam như một nước có DTNH ở mức cao bất thường và chắc chắn hầu hết mọi người cũng không nghĩ Việt Nam đang cố gắng TTTT để có được những lợi thế trên thị trường quốc tế.
Vậy cộng đồng DN Mỹ có lo ngại về quyết định vừa qua không, thưa ông?
Chắc chắn là có lo ngại. Vì trước đó chúng tôi đã kỳ vọng nó sẽ không xảy ra nhưng cuối cùng vẫn xảy ra. Trong đó, chúng tôi đặc biệt lo ngại về việc Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) đang điều tra về luật lệ, chính sách và biện pháp của Việt Nam liên quan đến định giá tiền tệ theo Điều 301 và họ có thể sẽ sử dụng cáo buộc vừa qua của BTC Mỹ như một bằng chứng cho điều tra này của USTR để nói rằng Việt Nam đã vi phạm các quy định và do đó cần phải có các hành động phản ứng (tiêu cực) với Việt Nam. Đối với vấn đề điều tra này, chúng tôi (AmCham) không đồng ý với quan điểm của Chính phủ Mỹ rằng Việt Nam đã vi phạm các quy định và làm tổn hại đến kinh tế Mỹ. Chúng tôi thấy Mỹ và Việt Nam đang có mối quan hệ thương mại lành mạnh.
Tôi nghĩ một trong những lý do của vấn đề (quyết định) trên là thực tế hiện xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ quá lớn. Nhưng cần nhìn đây một phần cũng là kết quả của chiến thương mại Mỹ-Trung thời gian qua đã khiến một số chuyển sang Việt Nam. Bên cạnh đó Việt Nam thực sự là một địa điểm tốt để kinh doanh và cũng là một thị trường xuất khẩu cạnh tranh.
Vấn đề ở đây là mặc dù quan hệ thương mại hai bên tốt, nhưng quan hệ đó đang không cân bằng. Trung bình cứ 7 USD giá trị thương mại song phương thì Việt Nam xuất khẩu tới 6 USD. Vì thế Chính phủ và các cơ quan hai bên cần làm việc, trao đổi với nhau. Thực tế thì trong thời gian qua hai bên đã có các hoạt động đó rồi, nhưng tôi nghĩ phía Chính phủ Việt Nam cần tìm ra những cách thức hiệu quả hơn nữa để giảm bớt tình trạng mất cân bằng thương mại hiện nay để ngăn chặn những vấn đề tương tự như hiện nay (cuộc điều tra theo Điều 301) xảy ra trong tương lai.
Về hàm ý cuộc điều tra của USTR và kết luận của BTC Mỹ gần đây là liệu sẽ dẫn đến các hệ quả nào thì tôi cho rằng, từ giờ đến hết 20/1 tới - trong những ngày cuối cùng của chính quyền Trump - nếu họ đưa ra các quyết định, trong đó có thể có việc áp thuế với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thì điều đó sẽ khiến các DN Mỹ chịu tổn hại, các DN xuất khẩu Việt Nam chịu tổn hại và thậm chí các DN từ các nước khác đang kinh doanh tại Việt Nam cũng chịu tổn hại.
Tuy nhiên cho đến lúc này thì chúng tôi vẫn kỳ vọng những điều như vậy sẽ không diễn ra và nếu điều đó không xảy ra cho đến khi chuyển giao sang chính quyền mới thì rất nhiều khả năng là sẽ không xảy ra sau đó. Ý tôi là chính quyền mới do ông Biden lãnh đạo có thể sẽ không theo đuổi những cuộc điều tra như vậy theo cách tiêu cực để chống lại Việt Nam.
Tôi nghĩ các nhân vật trong chính quyền mới dù trong lĩnh vực thương mại, hay quan hệ song phương đều là những người có kinh nghiệm, và đều hiểu rõ về Việt Nam trong nhiều năm nên tôi tưởng chính quyền mới của Mỹ sẽ là bạn của Việt Nam, người dân Mỹ tiếp tục là bạn của Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh
