agribank-vietnam-airlines

Việc giữ lãi suất của Fed 'lu mờ' trước căng thẳng thương mại gia tăng

 - 
Chứng khoán Mỹ đã kết thúc phiên ngày thứ Tư thấp hơn trước đó, khi những rủi ro từ cuộc chiến thương mại leo thang làm lu mờ biên bản cuộc họp chính sách FOMC, vốn được đánh giá là sẽ hỗ trợ hoạt động kinh tế và các thị trường tài sản.
aa
Việc giữ lãi suất của Fed 'lu mờ' trước căng thẳng thương mại gia tăng
Chủ tịch Fed Jerome Powell

Fed kiên định lãi suất

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ lập trường chính sách “kiên nhẫn” với lãi suất, quan điểm đã được đưa ra hồi đầu tháng 5, cho biết lãi suất sẽ không thay đổi trong thời gian tới.

Biên bản cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) diễn ra hồi đầu tháng 5, được công bố hôm qua, ghi nhận quan điểm của các thành viên là khá tích cực về kỳ vọng của họ đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay, và rằng những lo ngại trước đây về sự chậm lại của nền kinh tế đã giảm.

Nhưng bất chấp sự lạc quan chung, FOMC đã giữ nguyên lãi suất điều hành, trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump hối thúc Fed giảm lãi suất để hỗ trợ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Lý do được đề cập chủ yếu, dẫn tới quyết định lần này của Fed, là do thiếu áp lực lạm phát, điều này cho phép ngân hàng trung ương có thể tiếp tục theo dõi các diễn biến sắp tới trước khi có thêm động thái mới.

“Các thành viên thấy rằng cách tiếp cận kiên nhẫn đối với lãi suất điều hành sẽ vẫn phù hợp trong một thời gian, đặc biệt là trong môi trường tăng trưởng kinh tế vừa phải và áp lực lạm phát thấp, ngay cả khi điều kiện kinh tế và tài chính toàn cầu tiếp tục cải thiện”, biên bản tóm tắt cuộc họp cho biết.

Việc giữ lãi suất của Fed 'lu mờ' trước căng thẳng thương mại gia tăng
Lãi suất của Fed

Trong nhiều cuộc họp mới đây, các thành viên FOMC đã bày tỏ lo ngại về việc tăng trưởng toàn cầu chậm lại, các cuộc đàm phán Brexit chưa ngã ngũ và tình trạng bế tắc thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tác động đến hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên, biên bản cuộc họp của FOMC cho thấy một “giai điệu” lạc quan hơn. Một số nhà quan sát thấy rằng rủi ro và tính bất định của kinh tế toàn cầu từng ảnh hưởng đến góc nhìn về triển vọng kinh tế Mỹ của thành viên Fed hồi đầu năm, nay đã được đánh giá ở trạng thái tích cực hơn, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến triển vọng kinh tế toàn cầu, Brexit, và các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Đáng chú ý là góc nhìn trên được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump đã “đổ thêm dầu vào lửa” với cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, bằng cách cáo buộc Bắc Kinh từ bỏ thỏa thuận. Nhà Trắng sau đó đã tăng thuế đối với Trung Quốc vào ngày 10/5, và Trung Quốc tuyên bố trả đũa ba ngày sau đó.

Cuộc chiến thương mại gây lo lắng diện rộng

Bất chấp những thông tin tích cực từ Fed, chứng khoán Mỹ đã kết thúc phiên ngày thứ Tư thấp hơn trước đó, khi những rủi ro từ cuộc chiến thương mại leo thang làm lu mờ biên bản cuộc họp chính sách FOMC, vốn được đánh giá là sẽ hỗ trợ hoạt động kinh tế và các thị trường tài sản.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 100,72 điểm, tương đương 0,4%, xuống 25.776,61 điểm; chỉ số S&P500 giảm 8,09 điểm, tương đương 0,3%, xuống 2.856,27; chỉ số hỗn hợp Nasdaq giảm 34,88 điểm, tương đương 0,5%, xuống mức 7.750,84.

Việc giữ lãi suất của Fed 'lu mờ' trước căng thẳng thương mại gia tăng
Diễn biến chỉ số chứng khoán Mỹ

Trong bài phát biểu được thực hiện đêm qua tại Hồng Kông, Chủ tịch Fed St. Louis - James Bullard, cho biết FOMC có thể cần phải hạ lãi suất để lạm phát tăng trở lại mức mong muốn 2%. Bullard là thành viên bỏ phiếu của FOMC.

Các nhà đầu tư đang đối mặt với thị trường ảm đạm về giao dịch, sau “cú sốc” trong lĩnh vực công nghệ từ đầu tuần, khi Mỹ đưa Huawei vào “danh sách đen” ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, kèm theo là hạn chế hãng này mua hàng từ Mỹ.

Và cùng lúc với thông tin về một đợt nới lỏng “trừng phạt” Huawei, giá trị trong 90 ngày, cho phép hãng này và các khách hàng của mình có thời gian xử lý các ảnh hưởng của quy định mới, thì nhiều phương tiện truyền thông cũng cho biết Nhà Trắng có thể thêm một số công ty cung cấp sản phẩm giám sát video của Trung Quốc vào danh sách đen về khiếu nại nhân quyền.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cho biết vào cuối ngày thứ Ba rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng Mỹ chưa phản hồi lại thông tin này một cách rõ ràng.

“Có vẻ như quyết định nới lỏng trừng phạt tạm thời của Mỹ đối với Huawei khiến thị trường tài sản chịu rủi ro nhiều hơn, như chúng ta thấy trong phiên hôm qua, chúng tôi nghi ngờ về khả năng phục hồi của thị trường”, ông Charalambos Pissouros, nhà phân tích thị trường cao cấp tại JFD Group, chia sẻ trong một lưu ý. “Trước khi chúng tôi tự tin để đầu tư, chúng tôi muốn thấy những dấu hiệu cụ thể rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều thực sự sẵn sàng tìm kiếm điểm chung”.

M.Hồng

Mỹ nới “trừng phạt” Huawei
Thương mại Mỹ - Trung leo thang, ảnh hưởng thế nào tới kinh tế toàn cầu?

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data