agribank-vietnam-airlines

Vì sao vốn tái canh cà phê chững lại

Hà Anh
Hà Anh  - 
Có nhiều cơ chế chính sách, đặc biệt là chính sách về nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ bà con khu vực Tây Nguyên thực hiện tái canh cà phê, nhưng người nông dân và DN lại tỏ ra không mấy mặn mà.
aa
Hiệu quả từ tín dụng tam nông
Tín dụng tam nông đi trước đầu tư công
Tín dụng tam nông vẫn là điểm nhấn chính sách

Mặc dù có nhiều cơ chế chính sách, đặc biệt là chính sách về nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ bà con khu vực Tây Nguyên thực hiện tái canh cà phê, nhưng người nông dân và DN lại tỏ ra không mấy mặn mà.

Nhiều rào cản tiếp cận ưu đãi

Theo Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên, giai đoạn 2014-2020 cần trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 120 nghìn ha, trong đó tái canh 90 nghìn ha, ghép cải tạo 30 ha. Cụ thể: Lâm Đồng 45.600 ha (tái canh 22.600 ha, ghép cải tạo 23 nghìn ha), Đắk Lắk 29.600 ha (tái canh 27.600 ha, ghép cải tạo 2.000 ha), Đắk Nông 24.500 ha (tái canh 22 nghìn ha, ghép cải tạo 2.500 ha), Gia Lai 17.800 ha (tái canh 15.300 ha, ghép cải tạo 2.500 ha), Kon Tum tái canh 2.500 ha.

Vì sao vốn tái canh cà phê chững lại
Điều kiện để tái canh cần có xét nghiệm đất và nguồn giống cây trồng phải được các cơ quan trực thuộc Bộ hoặc Sở NN&PTNN công nhận

Cùng các tỉnh khác trong vùng, với tổng diện tích cà phê trên địa bàn toàn tỉnh gần 80 nghìn ha, Gia Lai hiện đang đẩy mạnh việc triển khai tái canh đến bà con nông dân nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho cây cà phê. Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai là một trong số ít NH đã thực hiện triển khai cho vay tái canh cây cà phê từ năm 2013.

Đến cuối năm 2014 khi Thủ tướng Chính phủ chính thức có chủ trương và NHNN có văn bản hướng dẫn việc cho vay ưu đãi tái canh cây cà phê thì Agribank chi nhánh Gia Lai cũng đã chủ động tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo nhằm triển khai đẩy mạnh việc cho vay này.

Giám đốc Agribank Gia Lai Phan Tiến Thu cho biết, từ khi chương trình được thực hiện, NH luôn sẵn sàng nguồn vốn cho vay tái canh cây cà phê với mức lãi suất ưu đãi thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường (lãi suất cho vay năm 2016 là 6,5%/năm). Người dân được vay tối đa 150 triệu đồng/ha cà phê. Sau năm thứ 4 mới bắt đầu trả lãi và thời hạn cho vay kéo dài 8 năm. Tuy nhiên, thực tế ở địa phương, nguồn vốn vay từ chương trình này được giải ngân rất ít. Đến cuối năm 2015 mới cho vay được hơn 14,7 tỷ đồng.

Trao đổi cụ thể hơn đối với cho vay tái canh cà phê, theo ông Thu, chương trình này triển khai tương đối tốt tại các DN, công ty cà phê bởi họ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình luân canh. Nhưng riêng đối với các hộ nông dân thì việc này lại khá khó khăn do họ không đủ kiên trì, cụ thể như việc để đất "nằm im" trong hai năm.

Sự không kiên trì cũng xuất phát từ quy trình tái canh mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) ban hành: người dân phải luân canh đất, trồng đậu, bắp,… để cải tạo đất hai năm sau khi phá bỏ cây cà phê thì mới được vay vốn.

Theo tính toán của các hộ nông dân, hai năm cải tạo đất cộng với ba năm chăm sóc thì tổng cộng họ phải chờ ít nhất năm năm sau mới có thu hoạch. Do đó, mỗi năm họ sẽ mất nguồn thu khá lớn. Vì vậy, người nông dân thường nóng vội trồng ngay sau khi phá bỏ cây cà phê già cỗi.

Ngoài ra, đại diện lãnh đạo Agribank Gia Lai cũng giải thích một trong những lý do nữa khiến người nông dân không mặn mà với nguồn vốn vay ưu đãi này là do điều kiện để tái canh cần phải có xét nghiệm về tuyến trùng, nấm trong đất và nguồn giống cây trồng phải được các cơ quan trực thuộc Bộ hoặc Sở NN&PTNN các địa phương công nhận. “Mà điều này đối với người nông dân thì rất xa vời”, ông Thu cho biết thêm.

Chung ý kiến, ông Hà Văn Hội (xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cũng cho rằng, với những quy định về quy trình và điều kiện vay vốn chặt chẽ như vậy thì người dân rất khó để đáp ứng được. Thí dụ như việc phải xét nghiệm đất để xác định tuyến trùng, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của giống cà phê, rồi cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

"Chỉ tính riêng thời gian thực hiện công đoạn xét nghiệm đất đã mất khoảng vài tháng. Rồi từ trước tới nay chúng tôi chủ yếu là tự ươm giống thì nay phải chứng minh nguồn gốc. Chưa kể, việc để trống vườn một thời gian khoảng hai năm không có thu nhập gì, trong khi hiện nay giá cà phê đang xuống rất thấp, chúng tôi cảm thấy khá lo lắng cho việc trả nợ sau này", ông Hội phân vân.

Không gặp khó khăn như những hộ nông dân trong vấn đề tiếp cận vốn bởi việc tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình, Công ty cà phê Ia Sao 1 (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) với sự hỗ trợ từ phía Agribank mới đây cũng đã ký vay 39 tỷ đồng để tái canh 200 ha cà phê giai đoạn 2015 - 2020. Trước đó, Công ty cũng đã làm việc với Agribank Gia Lai và trực tiếp là Agribank chi nhánh Ia Grai để vay 17 tỷ đồng thực hiện tái canh giai đoạn 1 (2011- 2015).

Theo Giám đốc Công ty Nguyễn Hữu Đại, ở giai đoạn 1, công ty đã tái canh gần 200 ha, trong đó gần 130 ha đã đưa vào kinh doanh. Nhưng ông Đại cũng thừa nhận, việc vay vốn tái canh ban đầu không hề đơn giản. Vì, riêng thời gian kiểm tra, đánh giá vườn cây cho đến hoàn tất việc thanh lý đã mất khoảng ba tháng. Tiếp đến cũng mất từng đấy thời gian mới có kết quả xét nghiệm mẫu đất phân tích mật độ tuyến trùng, rồi cải tạo đất để tiến hành luân canh...

Tóm lại, từ khi nhổ bỏ đến khi cải tạo đất hoàn tất mất khoảng ba năm rồi mới đến bước tiến hành trồng mới cà phê, thêm hai năm kiến thiết chăm sóc đất. Tổng cộng, mất năm năm không có thu. Như vậy, nếu vay chương trình tái canh tám năm thì dù đã có bốn năm ân hạn trả nợ gốc và lãi, DN vẫn sẽ khó khăn trong việc trả nợ. Đây chính là lý do khiến các hộ nông dân cũng như DN còn e dè khi quyết định vay vốn tái canh. Và do vậy, công ty cũng đang có kiến nghị được kéo dài thời gian cho vay vốn lên 10 năm.

Cần một cơ chế phù hợp hơn

Cũng giống Gia Lai, tại Đăk Nông, việc cho vay tái canh cà phê cũng đang có dấu hiệu chững lại khi người dân tỏ ra thiếu mặn mà. Lý giải điều này, ngoài những rào cản như đã nêu ở trên thì không ít ý kiến cho rằng còn do những quy định thiếu phù hợp với thực tế. Để vay vốn tái canh cà phê thì thời gian cho vay được quy định tối đa 8 năm đối với trồng mới và 4 năm đối với ghép cải tạo giống. Và việc giải ngân tín dụng được thực hiện theo tiến độ của dự án từ hai đến ba lần.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế hầu hết người dân có nhu cầu vay vốn tái canh cà phê đều yêu cầu giải ngân hết số tiền vay trong một lần. “Một khó khăn khiến việc cho vay tái canh cà phê không được như ý muốn là trong khi người dân muốn vay một lần được giải ngân một lần thì NH lại giải ngân theo tiến độ từ 2-3 lần”, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông Lê Mai Toản cho biết.

Với tổng diện tích cà phê hơn 17 nghìn ha, huyện Đắk Rlấp cũng có kế hoạch tái canh giai đoạn 2010 - 2020 là hơn 4.700 ha, trong đó đến nay đã thực hiện tái canh được 2.700; 98 hộ dân đã tiếp cận được nguồn vốn vay tái canh với số tiền hơn 10 tỷ đồng.

“Như vậy để hoàn thành nốt diện tích tái canh 2000 ha như kế hoạch đã đề ra thì rất mong muốn Agribank đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân cho vay theo chương trình này”, ông Toản nói thêm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song Lê Viết Sinh cũng cho rằng, nhu cầu vay vốn của người dân là rất lớn, nhưng thực tế diện tích tái canh lại rất ít. Qua khảo sát tại địa phương, nếu ban đầu theo số liệu kê khai đăng ký tái canh của người dân là hơn 3.000 ha thì sau khi kiểm tra con số thực chỉ còn khoảng 500 ha. Bởi lẽ phần lớn diện tích cà phê ở Đắk Song mới trồng từ 15 năm trở lại đây, cây đang phát triển rất tốt nên không đúng theo tiêu chí tái canh là già cỗi, cho năng suất và chất lượng kém...

“Với quy định hạn mức vay tối đa 150 triệu đồng cho một ha, thì người dân ở đây lại chỉ có nhu cầu thực vay tái canh từ 5 đến 7 sào. Tính ra, họ chỉ được vay từ 20 - 30 triệu đồng, trong khi lại phải thực hiện quá nhiều thủ tục để đăng ký theo chương trình. Thế nên họ thà vay theo các chương trình khác dù lãi suất có cao hơn chứ không vay theo chương trình này”, ông Sinh cho biết thêm.

Ngoài ra, còn một lý do khiến việc cho vay tái canh cà phê chững lại là hiện nay, giá cà phê đang xuống rất thấp trong khi cây hồ tiêu lại mang nhiều lợi ích kinh tế cao hơn. Vì vậy việc phá bỏ cây cà phê để trồng lại cây cà phê là một điều rất hiếm gặp ở Đắk Song trong thời điểm hiện nay.

Agribank trao sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng cho khách hàng trúng thưởng

Mới đây, tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, Agribank đã tổ chức Lễ trao giải Đặc biệt lần thứ nhất trong đợt huy động tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày Quốc tế lao động 1- 5 cho khách hàng trúng thưởng.

Khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sổ tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng lần này là bà Đặng Thị Thu Nga - khách hàng gửi tiền tại Agribank chi nhánh huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đây là khách hàng thứ hai tại An Giang trúng thưởng giải đặc biệt chương trình tiết kiệm dự thưởng của Agribank.

Trước đó, vào ngày 27/5 vừa qua, anh Trương Văn Cường trú tại phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên cũng đã may mắn trúng giải thưởng lớn với 1 sổ tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng trong đợt huy động tiết kiệm dự thưởng “Mừng xuân Bính Thân - Nhận tiền thưởng lớn” tại Agribank chi nhánh tỉnh An Giang.

PT

Hà Anh

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data