Vì sao tiến độ xây dựng khu công nghiệp ở Đà Nẵng còn chậm?
Xu hướng phát triển khu đô thị công nghiệp đa năng |
Doanh nghiệp thiếu đất sản xuất, kinh doanh
Theo đại diện Công ty TNHH Sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu Hương Quế, nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, lâu nay doanh nghiệp phải thuê đất của những hộ dân lân cận để làm xưởng sản xuất cũng như làm kho chứa sản phẩm. Dù sản xuất tăng trưởng liên tục nhưng vấn đề nhà xưởng, mặt bằng sản xuất đang là rào cản ngăn sự phát triển của công ty.
Tương tự, nhiều năm nay, Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng (cũng nằm trên địa bàn quận Liêu Chiểu) đã có kế hoạch đầu tư các thiết bị cần thiết để sản xuất các sản phẩm mới. Tuy nhiên, nếu việc mở rộng sản xuất cứ tiếp tục như hiện tại thì có thể trong tương lai công ty phải đối mặt với vấn đề về không đảm bảo không gian sản xuất. Công ty rất mong muốn thành phố xem xét quản lý thích hợp các khu đất chưa sử dụng trong các khu công nghiệp để có thể đảm bảo thu hút được đầu tư mới.
Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố đang mong muốn có được quỹ đất để chuyển vào ổn định sản xuất kinh doanh là điều dễ hiểu. Bởi, tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp vốn còn những hạn chế để đầu tư mở rộng mặt bằng sản xuất. Song, thực tế hiện nay tại Đà Nẵng không chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và vừa kêu thiếu quỹ đất, mà ngay cả các doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư cũng đang băn khoăn về vấn đề này… Theo ông Nguyễn Đức Trị, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ, thành phố cần tập trung mọi nguồn lực để tạo quỹ đất cho doanh nghiệp phát triển. Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án để doanh nghiệp tiếp cận được quỹ đất đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển của thành phố. Tương tự, đại diện Công ty cổ phần Kỹ thuật Dinco cho biết, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng tuy nhiên luôn gặp khó khăn đầu tiên là về quỹ đất. Bởi vậy, thành phố cần sớm đầu tư các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư vào thành phố hiệu quả.
Trên thực tế, bên cạnh những biến động chung của tình hình kinh tế thế giới thì việc Đà Nẵng có diện tích nhỏ, quỹ đất kêu gọi đầu tư của thành phố khá hạn chế, đây cũng là nguyên nhân khiến việc thu hút đầu tư, đặc biệt thu hút vốn FDI của địa phương có thời điểm chưa như kỳ vọng.
![]() |
Thiếu mặt bằng sản xuất, luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa |
Chật vật xây dựng khu công nghiệp mới
Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp về quỹ đất sản xuất kinh doanh, UBND Đà Nẵng đã quyết định phê duyệt đề án nghiên cứu kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư lớn vào các khu công nghiệp mới của thành phố gồm: Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Nhơn và Hòa Ninh. Theo đó, trong giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Đà Nẵng triển khai đầu tư hình thành các khu công nghiệp mới theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đã được UBND thành phố phê duyệt. Tổng diện tích các khu công nghiệp mới dự kiến khoảng 1.227,58ha. Đây được xem là động thái quan trọng để Đà Nẵng tiếp tục trải thảm mời gọi các nhà đầu tư đến với thành phố…
Chủ trương là vậy, song đến nay việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới trên địa bàn thành phố đang gặp những khó khăn. Cụ thể, tiến độ triển khai khu công nghiệp hiện đang chậm trễ nhiều so với kế hoạch…
Trong đó, đối với Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2, tháng 3/2022, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo ông Lê Minh Tường, Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Đà Nẵng, dự án Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2 hiện đang chậm tiến độ rất nhiều. Lý do vì dự án có quy mô lớn, tính chất đặc thù, phức tạp (tổng vốn đầu tư hơn 2.246 tỷ đồng). Bên cạnh, hiện chưa có quy định cụ thể về lựa chọn nhà đầu tư đối với loại hình dự án này nên việc lựa chọn nhà đầu tư phức tạp.
Ngoài ra, dự án Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2 được coi như là dự án đầu tư ưu tiên của cả nước được triển khai lựa chọn nhà đầu tư theo phương án đấu thầu rộng rãi. Bởi vậy, khi thực hiện các thủ tục mời, đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện dự án (để xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư), xây dựng quy trình lựa chọn nhà đầu tư, các đơn vị liên quan liên tục gặp nhiều vướng mắc và phải mất nhiều thời gian đảm bảo dự án được triển khai theo đúng quy định...
Đối với Khu công nghiệp Hòa Ninh, Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với khu công nghiệp này. Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cũng đã có tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng đề nghị thẩm định hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại dự án.
Trong khi đó, đối với Khu công nghiệp Hòa Nhơn, diện tích dự án đã bị điều chỉnh giảm từ 360ha xuống còn 237ha (do chia tách để hình thành Cụm công nghiệp Hòa Nhơn). Qua rà soát, tại địa điểm thực hiện dự án, có 2 đồ án bị trùng lắp về mặt khối lượng, đó là: Đồ án quy hoạch phân khu Trung tâm lõi xanh và Đồ án quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Hoà Nhơn. Đồ án quy hoạch phân khu trung tâm lõi xanh đã được Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố triển khai, cơ bản hoàn thiện, trình Sở Xây dựng thẩm định, báo cáo UBND thành phố phê duyệt. Dự kiến, đồ án sẽ hoàn thành, trình phê duyệt trong năm 2023. Sau khi quy hoạch phân khu điều chỉnh Khu công nghiệp Hoà Nhơn được duyệt, Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ tiến hành lựa chọn nhà đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp theo quy định...
Như vậy, với nhiều khó khăn, vướng mắc đặc biệt về thủ tục như kể trên… thì bài toán giải quyết mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, hay tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư ở Đà Nẵng chắc chắn sẽ còn cần thêm thời gian.y
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
